Quảng Trị: Trồng muống biển chống biển xâm thực

Chưa có đánh giá về bài viết

Bằng việc khuyến khích ngư dân mở rộng diện tích trồng cây muống biển dọc triền đê và quanh ao hồ nuôi tôm, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị dường như tìm ra được “chìa khóa” chống biển xâm thực để phát triển kinh tế bền vững.

Xã Triệu Lăng có 7,5km bờ biển và hơn 100ha ao hồ nuôi trồng thủy hải sản. Trước đây, mưa bão hoặc gió Nam thổi mạnh, ở vùng ven biển này thường xuyên đối mặt với tình trạng cát bay, cát nhảy làm xói lở đê biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và công việc làm ăn của người dân. Nhưng từ năm 2010, chính quyền địa phương đã tích cực vận động, khuyến khích bà con nuôi trồng thủy sản tìm kiếm cây muống biển về cấy dọc mặt đê biển và khắp các bờ hồ nuôi trồng thủy sản nhằm phát triển kinh tế bền vững. Ông Đặng Quang Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Lăng phấn khởi, muống biển còn có tên cỏ chân dê, mã an đằng, nhị diệp hồng thự…

Loài thực vật thuộc họ khoai lang, tên khoa học Convolvulaceae, sống nhiều năm, mọc bò lan trên mặt đất, cây bò đến đâu, rễ mọc đến đấy. Hạt phát tán trôi theo dòng nước biển, rồi mọc trên các bãi và cồn cát. Loài cây này có ưu điểm lớn nhanh, vươn bám dày đặc như tấm bê tông khổng lồ chắn gió biển cuốn cát bay, cát nhảy và cả những con sóng dữ đã góp phần bảo vệ hệ thống đê biển và giữ bờ ngăn ao hồ nuôi tôm. Đồng thời, lá và rễ cây phủ kín giữ độ ẩm cho đất, góp phần cải thiện môi trường sinh thái cũng như tận dụng làm thức ăn nuôi dê và thỏ.

Linh Chi

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!