Sóc Trăng: Liên kết chuỗi hạn chế giá giảm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho rằng giá tôm bấp bênh là do nông dân nuôi nhỏ lẻ, ít chịu liên kết theo chuỗi sản xuất, gắn kết với nhà máy để tiêu thụ sản phẩm.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, tỉnh thả nuôi 37.893 ha tôm, đạt 74% kế hoạch. Nông dân và các doanh nghiệp đã thu hoạch 12.777 ha, sản lượng 70.150 tấn. Diện tích tôm đang phát triển trên đồng khoảng 23.454 ha.

Toàn tỉnh Sóc Trăng có 22 nhà máy chế biến thủy sản, đủ năng lực tiêu thụ tôm sản xuất ra. Tuy nhiên, do nông dân nuôi tôm nhỏ lẻ và manh mún, nhiều nơi bán sản phẩm phải qua trung gian cò khiến giá không ổn định.

Trước khi xảy ra dịch COVID-19, TTCT loại 25 con/kg giá thị trường trên 160.000 đồng/kg. Hiện, tôm loại này chỉ còn trên 150.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg.

Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, cho biết dịch COVID-19 đã cho thấy những khó khăn của nông dân. Đó là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên gặp trường hợp vùng phong tỏa do dịch bệnh sẽ khó thu hoạch.

“Người dân không chuẩn bị được đội thu hoạch. Tình trạng này cho thấy vì sao ngành nông nghiệp liên tục vận động nông dân liên kết lại, thành lập tổ sản xuất”, bà Bình nhận định.

Từ những khó khăn phát sinh trong dịch bệnh, lãnh đạo doanh nghiệp thủy sản đề xuất chính quyền địa phương cấp giấy tờ cho nhóm thu hoạch tôm được đi liên xã. Nhóm này nên được xem xét tiêm ngừa vaccine COVID-19 sớm để đi thu mua tôm vì mặt hàng này cần phải thu hoạch nhanh nếu tôm có triệu chứng bất thường dưới ao.

Sóc Trăng mạnh nhất là thủy sản, nên công nhân cần được tạo điều kiện đi lại để họ có thu nhập. Tôm thu mua không được thì tội nghiệp nông dân nhưng doanh nghiệp phải giảm mua 50% vì ít công nhân, không dám mua nhiều là chia sẻ của một doanh nghiệp.

Vì vậy, 5 năm qua ngành thủy sản địa phương vận động nông dân liên kết chuỗi, gắn kết với nhau để có kế hoạch sản xuất, cùng thả giống, cùng áp dụng một quy trình, vừa sản xuất vừa bảo vệ môi trường, tôm chất lượng, an toàn thực phẩm. Khi đó, sản phẩm đầu ra của chuỗi sản xuất nhiều, ngành chức năng kết nối với các nhà máy chế biến để tiêu thụ tôm cho nông dân.

Bùi Định

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!