T2, 06/07/2020 10:32

Sửa đổi, bổ sung các Nghị định về lĩnh vực thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Ngày 10/5/2013, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết Điều 3 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản.

Theo đó, Thông tư này quy định chi tiết thi hành:

– Khoản 4 Điều 5; điểm c khoản 1 Điều 6; khoản 4 Điều 8; khoản 2 và 6 Điều 12 Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

– Khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung các Nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Thông tư này gồm 10 điều, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển. Đồng thời, thay thế Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT ngày 11/8/2010 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

 

Khai thác cá tại cửa biển Gành Hào – Ảnh: Thanh Ngân

Cụ thể:

Quy định chi tiết khoản 4 Điều 5 Nghị định số 33/2010/NĐ-CP:

1. Quy định cách thức đánh dấu tàu cá

– Đối với tàu cá khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 90 CV trở lên: Tàu có cabin: Sơn 2 vạch sơn thẳng đứng ở khoảng giữa của hai bên cabin tàu, sơn hết chiều cao cabin; mỗi vạch sơn có chiều rộng từ 25 – 30cm; khoảng cách của 2 vạch sơn cách nhau 30 – 40cm; Tàu không có cabin: Sơn 2 vạch sơn thẳng đứng ở bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký là 30cm, chiều cao vạch sơn gấp 2 lần chiều cao số đăng ký; mỗi vạch sơn có chiều rộng từ 25 – 30cm; khoảng cách của 2 vạch sơn cách nhau 30 – 40cm.

– Đối với tàu cá khai thác thủy sản có công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV: Tàu có cabin: Sơn 1 vạch sơn thẳng đứng ở khoảng giữa của hai bên cabin tàu, sơn hết chiều cao cabin; vạch sơn có chiều rộng từ 25 – 30cm; Tàu không có cabin: Sơn 1 vạch sơn thẳng đứng ở hai bên mạn tàu sau số đăng ký của tàu, cách số đăng ký là 30cm, chiều cao vạch sơn gấp 2 lần chiều cao số đăng ký; vạch sơn có chiều rộng từ 25 – 30cm.

– Đối với tàu khai thác thủy sản lắp máy dưới 20 CV hoặc không lắp máy không phải thực hiện việc đánh dấu tàu cá.

2. Quy định màu của vạch sơn đánh dấu tàu cá: Có thể sử dụng một trong hai loại: Sơn màu vàng cam hoặc dùng tấm dán đề can màu vàng cam phản quang.

3. Màu sơn cabin và màu sơn của tàu cá không được trùng với màu sơn quy định đánh dấu tàu cá.

4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh dấu tàu cá của địa phương mình quản lý.

Quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 33/2010/NĐ-CP:

Các tàu đi khai thác ngoài vùng biển Việt Nam phải trang bị tối thiểu các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc đối với các tàu cá hoạt động ở vùng biển trên 50 hải lý theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.     

(Còn nữa)

Ban Pháp luật - Bạn đọc

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!