Khu vực ven biển miền Trung trải dài trên 1.800 km bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với tổng diện tích đất cát khoảng 100.000 ha; trong đó 12.000 – 14.600 ha có tiềm năng phát triển nuôi tôm trên cát.
Tôm nuôi trên cát có thể đạt năng suất 30 – 50 tấn/ha
Trước đây, nuôi tôm trên cát phát triển chậm, hiệu quả còn hạn chế; nhưng hiện, nhờ áp dụng công nghệ nuôi mới như thâm canh ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh, tái sử dụng nước, công nghệ bioflocs… diện tích nuôi tôm trên cát phát triển mạnh, hiệu quả tăng lên đáng kể.
Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 đưa diện tích nuôi tôm trên cát đạt 4.500 ha, sản lượng trên 60.000 tấn; năm 2025 diện tích nuôi 7.000 ha, sản lượng trên 110.000 tấn; các địa phương phải xây dựng cụ thể các giải pháp về quy hoạch, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, giám sát chặt chẽ điều kiện các cơ sở nuôi, con giống; đưa khoa học công nghệ vào sản xuất; ưu tiên đầu tư hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh; xây dựng chính sách đầu tư hạ tầng, tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho người sản xuất giống, thức ăn, cơ sở nuôi…
Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng
Chăm sóc ao tôm
Nuôi tôm trên cát thường là nuôi theo hình thức thâm canh nên sản lượng cao
Thời gian nuôi ngắn, khoảng 3 tháng, tôm được thu hoạch