Hồi 07 giờ ngày 12/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 – 60 km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Mưa lũ đã làm 17 người chết, 13 người mất tích ở miền Trung và Tây Nguyên l Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, các địa phương ở miền Trung đang ngập nặng nề lại tiếp tục mưa lớn.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành cơn bão số 6, đang lao nhanh với tốc độ 20 km/giờ vào vùng biển từ Quảng Nam tới Bình Định, gây mưa đặc biệt to, có nơi từ 500 – 700 mm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Đợt mưa lớn mới chỉ bắt đầu tại Trung Bộ và Tây Nguyên, tuy nhiên, khu vực này được nhận định sẽ còn phải hứng chịu thêm 1 áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành trong ít ngày tới.
Dự báo đầu giờ chiều nay 7/10, áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa, gây mưa to đến rất to ở các tỉnh miền Trung.
Vùng áp thấp trên biển Đông đang tiếp tục mạnh dần lên thành áp thấp nhiệt đới. Đáng lo ngại, hàng ngàn tàu thuyền vẫn đang hoạt động trong khu vực dự kiến ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
Sáng 6/10, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công văn khẩn về ứng phó với vùng áp thấp trên khu vực giữa biển Đông.
Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và kết hợp với hoạt động của không khí lạnh, nên từ ngày 7 đến 11/10 ở các tỉnh Trung Bộ có khả năng mưa to đến rất to, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 500-700 mm/đợt.
Từ nay đến cuối năm 2020, dự báo có 6 – 8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông, trong đó 4 – 6 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, chủ yếu ở khu vực miền Trung.