Nuôi tôm hiện nay đang phải đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của người nuôi; giải pháp phòng trừ dịch bệnh được đặc biệt quan tâm; nhất là việc sử dụng nguồn thức ăn chất lượng, hiệu quả. Trong đó, sản phẩm thức ăn AQUA 100 của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam là một giải pháp hữu hiệu, mang lại thành công cho người nuôi.
Nỗi lo dịch bệnh
Bệnh phân trắng hiện nay là nỗi ám ảnh của người nuôi tôm, mặc dù không gây chết tôm hàng loạt nhưng làm cho tôm bỏ ăn, chậm lớn, óp thân, tỷ lệ phân đàn lớn và tôm chết rải rác trong quá trình nuôi sau đó. Các ao bị bệnh sau khi thu hoạch thường thấy tỷ lệ sống thấp, hệ số FCR cao dẫn đến thua lỗ nặng nếu không có biện pháp xử lý đúng và kịp thời khi phát hiện bệnh.
Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn sau 45 ngày tuổi, tuy nhiên vẫn ghi nhận nhiều trường hợp tôm mới 25 – 30 ngày tuổi đã bị bệnh này. Bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng kéo dài hoặc vào thời điểm giao mùa lúc có những cơn mưa lớn xuất hiện. Đây là những thời điểm mà người nuôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi, đặc biệt là tảo.
Nguyên nhân:
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về nguyên nhân cũng như cơ chế gây bệnh này. Có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân sau:
+ Vi khuẩn Vibrio: Đây là nhóm vi khuẩn cơ hội, khi môi trường ao nuôi bị ô nhiễm thì chúng sẽ gia tăng số lượng rất nhanh chóng.
+ Ký sinh trùng Gregarine: Là nhóm động vật nguyên sinh sống ký sinh ở đường ruột tôm. Gây nên các tổn thương ở thành ruột.
+ Tảo độc: Tảo giáp, tảo lam: Tiết ra độc tố gây hư hại thành ruột tôm.
Cơ chế gây bệnh:
Gregarine hay tảo độc làm tổn thương thành ruột của tôm, làm cho đường ruột bị suy yếu từ đó tạo cơ hội cho các vi khuẩn Vibrio tấn công làm cho bệnh thêm nặng hơn.
Triệu chứng: Triệu chứng điển hình của bệnh là tôm ăn yếu hoặc bỏ ăn nếu bệnh nặng, đường ruột bị trống, lỏng ruột hay chuyển sang màu trắng, xuất hiện nhiều cọng phân màu trắng ở góc cuối gió.
Những biểu hiện của bệnh phân trắng:
Trị bệnh:
Hiện nay, khi tôm bị phân trắng đa phần bà con đều đã nắm vững 2 biện pháp xử lý như sau:
+ Biện pháp 1: Làm sạch môi trường ao nuôi và tiêu diệt mầm bệnh trong ao: Xi phông đáy ao sạch sẽ, diệt khuẩn cấy vi sinh đồng thời cấp thêm nước mới.
+ Biện pháp 2: Tiêu diệt hay ức chế các mầm bệnh trong cơ thể tôm: Bằng các biện pháp như trộn cho ăn acid hữu cơ và men tiêu hóa liều cao (để ức chế mầm bệnh và hỗ trợ tiêu hóa) hoặc biện pháp mạnh hơn là dùng kháng sinh mà phổ biến nhất là Cefotaxim hay kháng sinh dòng Sulfamid.
Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh của 2 biện pháp này là không cao, nhiều ao sau khi điều trị thành công (hết đi phân trắng) thì gặp hiện tượng tôm chậm lớn, óp thân, bỏ ăn. Nguyên nhân của tình trạng này là do hai biện pháp điều trị trên chỉ mới tập trung vào vấn đề tiêu diệt hay ức chế tác nhân gây bệnh mà chưa chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho giai đoạn điều trị này. Khi tôm bị bệnh phân trắng hệ thống tiêu hóa của tôm bị tổn thương nặng nề, tôm rất khó hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng từ các loại thức ăn thông thường. Từ đó, sức khỏe tôm yếu dần, sức đề kháng với bệnh giảm; dẫn đến việc điều trị không thành công hoặc trường hợp điều trị thành công thì tôm bỏ ăn, chậm lớn.
Ưu việt với AQUA 100
Hiểu được khó khăn đó của người nuôi tôm, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam với hơn 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất thức ăn nuôi tôm đã cho ra đời loại thức ăn mới có tác dụng hỗ trợ điều trị phân trắng: AQUA 100.
Đặc điểm
+ Thành phần dinh dưỡng toàn diện và cân bằng giúp giảm tải cho đường ruột khi tôm bị phân trắng.
+ Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nguyên liệu được nghiền nhuyễn rất có lợi cho tiêu hóa.
+ Dùng từ 3 – 7 ngày có thể làm tăng lượng thức ăn về mức trước khi bị bệnh hoặc cao hơn. Sức khỏe tôm được phục hồi, đường ruột to hơn, tôm rút về được cỡ lớn.
Cách sử dụng
Thông tin ao nuôi:
Trước khi bị bệnh, tôm ăn được 45 kg/ngày, sau khi bị bệnh lượng thức ăn giảm còn 30 kg/ngày. Người nuôi đã sử dụng biện pháp điều trị là sử dụng các loại vi sinh đường ruột kết hợp với axit hữu cơ trộn cho ăn liên tục trong 1 tuần. Với môi trường ao, xả bớt nước và tiến hành diệt khuẩn bằng Iodine sau đó cấp nước mới và cấy lại vi sinh. Sau 3 ngày xử lý, bệnh phân trắng đã giảm rất rõ rệt.
Tuy nhiên lượng ăn của tôm không tăng lên. Do đó, từ ngày thứ 56 khách hàng bắt đầu sử dụng thức ăn AQUA 100 và sau khi sử dụng thấy tôm bắt mồi nhanh hơn, lượng thức ăn hàng ngày tăng lên rõ rệt, từ mức 30 kg ngày thứ 56 lên 60 kg ngày thứ 62. Tôm phục hồi tốt, đường ruột đẹp trở lại.
Sau khi dùng AQUA 100 lượng thức ăn tăng lên rõ rệt
Kết quả thu hoạch:
Để đạt được hiệu quả trong quá trình nuôi trồng cũng như sử dụng thức ăn phòng trị phân trắng, người nuôi cần phát hiện bệnh sớm khi bệnh ở giai đoạn đầu. Vì, hướng xử lý ban đầu đúng sẽ đã giảm ảnh hưởng của bệnh lên tôm. Cùng đó, việc chuyển từ thức ăn thường sang thức ăn AQUA 100 đúng lúc cũng kích thích tôm bắt mồi mạnh hơn, tôm hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn, giúp tôm có sức khỏe để vượt qua giai đoạn bị bệnh.
Trong quá trình sử dụng AQUA 100, người nuôi cần lưu ý:
+ Aqua 100 không phải là thuốc trị bệnh phân trắng, mà là sản phẩm thức ăn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nên khi phát hiện bệnh người nuôi vẫn phải xử lý như cách thông thường, đồng thời chuyển từ thức ăn thông thường sang AQUA 100.
+ Sau khi sử dụng 7 ngày mà lượng ăn của tôm không tăng lên chứng tỏ đường ruột bị hư hại nghiêm trọng, không thể cải thiện được, kiến nghị dừng sử dụng sản phẩm.
Công ty TNHH Uni-President Việt Nam