(TSVN) – Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 1/2022 đạt 63,3 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021. Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, EU, Thái Lan là những thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam.
(TSVN) – Theo ước tính, tháng 1/2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam tiếp tục tăng nhưng tốc độ không cao do trùng dịp nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần, đạt 26.000 tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 2,65% về lượng và tăng 2,26% về trị giá so cùng kỳ năm 2021.
(TSVN) – Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 7% so với năm 2020. Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu.
(TSVN) – Ấn Độ đã đình chỉ thuế nhập khẩu đối với tôm bố mẹ, thức ăn thủy sản và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như Artemia, nhuyễn thể, trai và mực trong vòng đàm phán ngân sách mới nhất cho năm 2022, tuy nhiên một số người trong ngành đưa ra cảnh giác với biện pháp này.
(TSVN) – Nước ta hiện nay có hệ thống các cơ sở chế biến thủy sản phong phú với nhiều chủng loại, mặt hàng. Tuy nhiên, giá trị của những sản phẩm này vẫn rất khiêm tốn. Để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản chế biến, cần nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và đột phá.
(TSVN) – Theo VASEP, tính tới tháng 15/12/2021, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường đạt 3,7 tỷ USD, tăng 3,7% so cùng kỳ năm 2020. Tại nhiều thị trường nhập khẩu quan trọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Australia… tôm Việt Nam có vị thế số một nhờ chất lượng ổn định, sản phẩm đa dạng từ tôm nguyên liệu đông lạnh đến chế biến giá trị gia tăng.
(TSVN) – Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm qua đã có nhiều biến động và thay đổi do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 hoành hành tại khu vực phía Nam. Nhiều thị trường chính giảm tỷ trọng do các vấn đề về logistics, giảm nhu cầu nhập khẩu… và thay vào đó là sự tỏa sáng của nhiều thị trường nhỏ.
(TSVN) – Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, dự kiến quý II/2022, Bộ sẽ ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung một số vấn đề về kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền quản lý.
(TSVN) – Theo các chuyên gia tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu của Viện Thủy sản Quốc gia, khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển và mối quan hệ thương mại với Mỹ vẫn còn căng thẳng, nhiều khả năng các nước khác ở Đông Nam Á sẽ thay thế vai trò của cường quốc này trong nhóm ngành chế biến thủy sản.
(TSVN) – Việt Nam sở hữu thương hiệu tôm hàng đầu, trở thành một trong ba quốc gia cung cấp tôm lớn nhất thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 – 14% tổng giá trị toàn cầu. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 – 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Việc xây dựng giá trị cho thương hiệu tôm là sự đảm bảo cho tương lai của ngành tôm Việt Nam.