Để đưa ngành hàng cá tra phát triển như kỳ vọng, các cấp ngành và địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp; một trong số đó là việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về NK tôm của Việt Nam, chiếm 11,6% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. Nửa đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 190,4 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017.
Vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là hành vi bơm tạp chất vào tôm không còn là chuyện mới, tình trạng này tiếp diễn năm này qua năm khác, diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi. Vì sao không thể ngăn chặn được vấn nạn này, liệu có phải biện pháp răn đe còn quá nhẹ?
6 tháng đầu năm nay, UAE đã thay thế Ảrập Xêut trong top 8 thị trường XK lớn nhất của DN cá tra Việt Nam. Trong thời gian này, XK cá tra sang thị trường này có mức tăng trưởng khả quan đến ba con số so với năm ngoái.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang leo thang khi cả hai bên thực hiện chính sách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu theo kiểu “ăn miếng, trả miếng”. Các biện pháp trả đũa từ cả hai phía Thái Bình Dương sẽ làm giảm mạnh XK cá ngừ của Trung Quốc sang Hoa Kỳ và ngược lại. Đây liệu có phải là cơ hội cho Việt Nam để lấp đầy khoảng trống trong việc cung cấp các sản phẩm cá ngừ cho cả hai nước?
Ngày 10/7/2018, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 07/2018/TT/BNNPTNT về quy định kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có thực hiện thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyển, buôn bán tôm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.
Sau khi tăng 17% trong quý I/2018 với gần 1,8 tỷ USD, XK thủy sản Việt Nam trong quý II tăng chậm lại với mức 5,7% đạt 2,2 tỷ USD. Nguyên nhân do XK tôm giảm 5% vì giá tôm giảm, nguồn cung tăng. Bước sang tháng 7, với khoảng 793 triệu USD, XK thủy sản có chiều hướng tăng mạnh hơn (tăng 7%) sau khi mức tăng trưởng chững lại còn 3% trong tháng 6. Kết quả XK thủy sản 7 tháng đầu năm đạt khoảng 4,78 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Trên thực tế, mối liên kết giữa các nhà cung cấp đầu vào là nông dân nuôi tôm và đầu ra là các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, ngành tôm nói riêng. Cùng lắng nghe tiếng nói người trong cuộc.
Chiến tranh thương mại lớn nhất trong lịch sử Mỹ – Trung đang thực sự “nóng” trên “diễn đàn” thương mại thủy sản toàn cầu. Nhiều cơ hội đang đem tới cho nhiều nguồn cung và nhiều “cái được – mất” cho hai “nhân vật chính” khi “tham chiến”. Còn với cá tra Việt Nam, các DN cũng đang nhen nhóm thêm hi vọng rằng có thể giành thêm thị phần từ cá thịt trắng (trong đó có sản phẩm cạnh tranh mạnh nhất là cá rô phi Trung Quốc) trên thị trường Mỹ không?