Sau Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), quan hệ thương mại giữa hai nước đã rất khởi sắc, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cũng rộng mở. Tuy nhiên, theo đánh giá, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai mở hết thị trường này. Hy vọng đang đặt ra sau khi CPTPP được ký kết.
Điểm khác biệt và nổi bật nhất trong bức tranh XK cá ngừ 2 tháng đầu năm 2018 là giá trị XK cá ngừ sang thị trường Canada giảm trong khi XK sang Chile tăng đột biến 191% so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, Cục Thanh tra An toàn vệ sinh thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ra thông báo về việc hoàn tất xem xét hồ sơ tự đánh giá cho quy trình đánh giá tương đương của FSIS (SRT). Theo đó, sản phẩm cá tra Việt đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn để thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này.
Hai tháng đầu năm 2018, XK cá ngừ sang thị trường Đức đạt 5,46 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, Đức đang là thị trường XK cá ngừ lớn nhất của khu vực Châu Âu.
Có lẽ không nơi nào mà cơ hội giao lưu, gặp gỡ giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp và khách hàng lại ấn tượng hơn hội chợ, triển lãm. Đó là cơ hội để nhà sản xuất, doanh nghiệp khẳng định thương hiệu; khách hàng được tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ tốt; tất cả các bên cùng hợp tác, cùng phát triển.
Năm 2017, thị trường Mỹ tụt xuống vị trí thứ 4, chiếm chỉ 17% tổng XK tôm của Việt Nam. Năm 2017, Mỹ tuột mất vị trí dẫn đầu vì thuế chống bán phá giá trong POR11 tăng cao. Bên cạnh đó, Ấn Độ đẩy mạnh XK tôm sang Mỹ để bù đắp sự sụt giảm ở các thị trường chính khác khiến thị phần tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ sụt giảm trong năm 2017.
Ngày 20/3/2018, VASEP đã gửi công văn kiến nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn thông qua việc cấp và kiểm tra Chứng thư chất lượng sản phẩm cá tra trước khi xuất hàng đi Trung Quốc bằng phương thức xuất khẩu đường bộ trong thời gian 3 tháng cho đến khi nguyên liệu dồi dào trở lại.
Sản lượng tôm đang được dự báo sẽ tăng mạnh ở nhiều nước sản xuất lớn trong những tháng tới. Điều này liệu có làm dư cung tôm trên toàn cầu?
Canada không phải là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn trên thế giới. Xét về giá trị, nước này đứng thứ 17 trong số các nước NK nhuyễn thể chân đầu. Tuy chỉ chiếm 1,2% giá trị NK mực, bạch tuộc của cả thế giới, nhưng giá trị NK mực, bạch tuộc của của nước này có xu hướng gia tăng trong giai đoạn từ 2010 đến 2016.
Tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2017, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2018 tăng 28% đạt 51,3 triệu USD. Trong tháng này, Việt Nam XK mực, bạch tuộc đi 37 thị trường trong đó giá trị XK sang top các thị trường chính đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2017 trừ EU giảm gần 30%.