Liên kết trong chuỗi giá trị chưa đủ mạnh để lôi kéo các thành phần đi theo, nay nông dân “lật kèo”, mai doanh nghiệp ép giá… các bên chưa tin nhau.
Hai tuần sau khi bị Ủy ban Châu Âu (EC) quyết định phạt “thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam, các doanh nghiệp đang “chạy từng ngày” để cải thiện tình hình, mong phía EU sẽ giữ nguyên mức phạt này khi thời hạn 6 tháng kết thúc.
Theo phân tích mới của công ty Grand View Research Inc., thương mại các sản phẩm thủy sản đóng hộp toàn cầu dự kiến sẽ đạt hơn 27,8 tỷ USD (23,4 tỷ Euro) vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,2%.
Trừ mức sụt giảm trong tháng 2, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Israel tăng liên tục từ tháng 2 đến tháng 9 năm nay. Quý III/2017, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng trưởng tốt 85% đạt 2,9 triệu USD. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Israel đạt 6,5 triệu USD, tăng 92,4% so với cùng kỳ năm 2016. Israel đang là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 1,4% tổng XK mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường.
Sản phẩm thủy sản không phải là nông sản theo quan niệm của WTO, mà nằm trong danh mục “hàng hóa phi nông sản”. Còn ở nước ta, sản phẩm thủy sản được dùng chung chính sách nông nghiệp. Rõ ràng, hệ thống chính sách không phát triển kịp tiến trình hội nhập, trong lúc, thủy sản nước ta có lợi thế cạnh tranh nên khi xuất khẩu hay bị kiện chống bán phá giá. Đó là chia sẻ của TS Trần Ngọc Hùng (ảnh), Trường Cán bộ quản lý NN&PTNT I với Thủy sản Việt Nam.
Liên tục từ đầu năm tới nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 9/2017, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 457,9 triệu USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị XK sang top 9 thị trường chính đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2016.
Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang bàng hoàng vì Liên minh Châu Âu (EU) vừa áp “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội để ngành thuỷ sản thay đổi chiến lược nhằm phát triển bền vững.
(Thủy Sản Việt Nam) – Công nghệ sinh học phát triển, điển hình là công nghệ sản xuất protein bền vững thì nguồn nguyên liệu có xuất xứ thực vật đã mở ra một tương lai bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS).
Chín tháng đầu năm 2017, tổng giá trị XK cá ngừ đạt 429,7 triệu USD, tăng 21,2%. Tại hầu hết các thị trường NK chính giá trị XK tăng trưởng tốt, trong đó nổi bật là 3 thị trường lớn: Mỹ, EU và Israel.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tháng 10 ước đạt 733 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng qua ước đạt 6,73 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2016.