Theo xu hướng hiện nay, các nhà nhập khẩu tôm trên thế giới luôn quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, truy xuất nguồn gốc hết sức thực tế, đồng thời tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mỗi nước.
Cùng với cá thu nướng Cửa Lò đến mực khô Quỳnh Lưu, nước mắm Tân An, mới đây tôm nõn Diễn Châu đã trở thành sản phẩm hải sản thứ 4 được công nhận nhãn hiệu tập thể tại Nghệ An. Đây là cơ hội để hải sản xứ Nghệ đã qua chế biến hiện thực ước mơ vươn xa của mình.
Thời điểm này, làng nghề làm khô cá lóc ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, Đồng Tháp đang hối hả SX để cung cấp cho thị trường tết.
Năm 2017, ngành thủy sản Việt Nam phải gồng mình chống chọi với nhiều “sóng gió”, song xuất khẩu thủy sản vẫn vượt mọi rào cản để hân hoan về đích.
Sau nhiều kỳ vọng vào tiềm năng phát triển nguồn phụ phẩm thủy sản, Việt Nam đã đưa sản phẩm da cá tra xuất khẩu sang Singapore với giá trị cao, mở ra thị trường mới đầy hứa hẹn cho nhiều doanh nghiệp chế biến cá da trơn.
Bước vào những ngày đầu năm 2018, các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu ở Cần Thơ vẫn duy trì giá thu mua cá nguyên liệu mức cao 28.500 – 29.000 đ/kg.
Thủy sản đạt kỷ lục xuất khẩu mới
Liên tục từ đầu năm tới nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam tăng so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 11/2017, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 570,8 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 11/2017, XK cá tra tiếp tục tăng trưởng chậm chạp với giá trị đạt 1,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK sang thị trường Mỹ và EU vẫn chìm dưới mức tăng trưởng âm, các DN chuyển hướng phát triển sang Trung Quốc – Hồng Kông và một số thị trường tiềm năng khác như: Brazil, Mexico, Ảrập Xêut.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Chỉ thị tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.