Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, đoàn quan chức cấp cao Bộ Công Thương Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc với Bộ Thương mại Indonesia nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại thủy sản giữa hai nước, khám phá cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Indonesia, đồng thời chuẩn bị cho sự ra đời Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Chuyện tôm Việt Nam xuất khẩu bị trả về dường như không còn khiến nhiều người bất ngờ, vì hầu như năm nào cũng có. Đây không còn là vấn đề của riêng doanh nghiệp, nhưng sau nhiều cảnh báo, mọi việc vẫn như cũ…
Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2014, thủy sản vẫn là mặt hàng duy trì được mức tăng trưởng mạnh về cả sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này tháng 6 ước đạt 536 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm lên 3,45 tỷ USD, tăng 24,2% so cùng kỳ năm 2013.
Mấy ngày cuối tháng 5, Ban Kinh tế Trung ương có chuyến làm việc ở ĐBSCL bàn chuyện cứu con cá tra khỏi “chết tức tưởi”. Tình hình của ngành cá tra đang như ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đánh giá là “tột cùng khó khăn”. Phó Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân khẳng định, cứu con cá tra là “vấn đề sống còn của ĐBSCL”. Trong khủng hoảng toàn diện, bắt đầu từ đâu?
Nghề nuôi tôm càng xanh đã tồn tại hàng chục năm nay tại Ấn Độ. Từ hoạt động nuôi nhỏ lẻ, mang tính tự phát, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, hiệu quả kinh tế không cao, Ấn Độ đã dần có nhiều biện pháp nuôi hiệu quả và luôn hướng tới tính bền vững.
Hiện nay, việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của các doanh nghiệp (DN) Khánh Hòa sang Trung Quốc vẫn ổn định. Tuy vậy, về lâu dài các ngành chức năng cần có các giải pháp để tránh lệ thuộc vào thị trường này.
Ngày 4/7, tại TP Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị. Đây được coi là khâu đột phá để nghề câu cá ngừ đại dương của Việt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao, qua đó nâng cao đời sống ngư dân.
Hiệp hội Cá tra Việt Nam đánh giá, ngành cá tra đã cơ bản bị phá sản từ năm 2012. Còn VASEP nhận định, phải mất 4 – 6 năm nữa, cá tra Việt Nam mới có khả năng vào thị trường Mỹ ổn định.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng qua của Bạc Liêu đạt trên 209 triệu USD, đạt trên 59% kế hoạch năm và tăng 64% so với cùng kỳ năm 2013.
Không chỉ là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản mà Pakistan còn là thị trường để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác nhập khẩu nguyên liệu.