(TSVN) – Những tổn hại lớn về kinh tế từ đợt phong tỏa đầu tiên tại châu Âu chưa dứt, làn sóng COVID-19 thứ hai bất ngờ ập đến. Thị trường thủy sản châu Âu lại một lần nữa bị chao đảo và đầy biến động.
Phát biểu tại Đại hội toàn thể hội viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lần thứ 6, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra ở TP HCM ngày 22-12, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết năm 2020, kinh tế thế giới bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng ngành nông nghiệp cơ bản hoàn thành kế hoạch xuất khẩu với giá trị 41,2 tỉ USD.
Sau quá trình liên tục giảm giá thời gian gần đây, dự báo chu kỳ giảm giá của mặt hàng cá tra sẽ kết thúc vào năm 2021. Diện tích nuôi đang có xu hướng thu hẹp kéo sản lượng giảm xuống sẽ đẩy giá cá tra tăng trở lại.
(TSVN) – Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu tôm của Thái Lan dự kiến sẽ giảm 14% trong năm nay, chỉ còn 150.000 tấn, trong khi giá trị giảm 21% xuống còn khoảng 44 tỷ baht (khoảng 1,46 tỷ USD).
(TSVN) – Giá tôm của Việt Nam đã tăng lên 6,23 USD/kg loại 50 con/kg, chỉ rẻ hơn 0,5 USD/kg so với giá tôm xuất khẩu đắt nhất thế giới.
(TSVN) – Nguồn cung tôm nguyên liệu giảm dần trong khi nhu cầu thu mua của doanh nghiệp cao đang đẩy giá tôm tăng mạnh. Tuy nhiên, cuối năm cũng là thời điểm phát sinh nhiều dịch bệnh, do vậy, để đảm bảo lợi nhuận, người nuôi cần chủ động các biện pháp ứng phó.
(TSVN) – Nhu cầu dự trữ thực phẩm bảo quản ở Đức đang tăng cao do lo ngại tái bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần 2, trong đó có sản phẩm cá ngừ đóng hộp.
(TSVN) – Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) tiếp tục có những tác động tích cực tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2020.
(TSVN) – Tập đoàn thực phẩm khổng lồ CP Foods (CPF) có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan lạc quan về nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm tôm của mình trong thời kỳ hậu COVID-19.
(TSVN) – Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thế mạnh của thủy sản Việt Nam, thế nhưng, giá trị xuất khẩu mặt hàng này hiện vẫn rất thấp vì gần như mới chỉ dừng lại ở xuất khẩu thô. Việc thay đổi lại phương thức sản xuất, đẩy mạnh chế biến giá trị gia tăng của đối tượng nuôi này đang được ngành và các doanh nghiệp chú trọng.