Đã tìm ra lý do của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) nhưng chưa phải vì thế ngành tôm nhanh chóng hồi phục và phát triển.
Từ vụ kiện chống bán phá giá (CBPG) đầu tiên (năm 2002), đến nay đã 8 cuộc điều tra CBPG được Mỹ thực hiện với cá tra, basa fillet đông lạnh từ Việt Nam. Gần đây nhất, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định áp thuế CBPG tăng 25 – 45 lần trong đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8). Đây là dấu hiệu nguy hiểm đối với hoạt động sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam.
“Sau nhiều cố gắng nỗ lực đề nghị từ phía cơ quan thẩm quyền Việt Nam, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã điều chỉnh giới hạn dư lượng tối đa cho phép (MRL) của Trifluralin (một hoạt chất diệt cỏ sử dụng trong cải tạo môi trường nuôi thủy sản) trong sản phẩm thuỷ sản từ 0,001 ppm lên 0,5 ppm”. Dẫn thông tin từ Thương vụ mại Việt Nam tại Nhật Bản, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Bộ NNPNT) đã cho biết như vậy.
Việc phát hiện ra vi khuẩn gây Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là bước quan trọng nhằm tìm kiếm biện pháp hiệu quả đẩy lùi căn bệnh này. Tuy nhiên, cho đến lúc các biện pháp “hóa giải” được đưa ra, người nuôi tôm vẫn cần chủ động để đối phó mối nguy này.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), theo thông tin từ các nhà nhập khẩu, mới đây Nhật Bản đã bỏ quy định kiểm tra Trifluralin, một hoạt chất diệt cỏ sử dụng trong cải tạo môi trường nuôi thủy sản đối với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này.
Các hoạt động thương mại chống lại tôm nhập khẩu gần đây khiến tôi suy nghĩ đến trò chơi khăm mà ngành công nghiệp tôm khai thác Mỹ duy trì và áp dụng với tôm nuôi nhập khẩu nhiều năm nay.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố Báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013 và Những khuyến nghị chính sách cho giai đoạn 2013 – 2015.
Việc cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam làm cho nhiều người nao núng thì tại Thái Nguyên, cách khắc phục khó khăn của một số hộ chăn nuôi đã chứng minh được sự hợp lý và hiệu quả.
Người dân Châu Phi đang có xu hướng dùng hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, thậm chí có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu sang các nước lân cận.
Sau khi có quyết định của Bộ Tài chính về dự thảo Nghị định sửa đổi, các đối tượng được bổ sung trong danh sách vay vốn tín dụng là những doanh nghiệp dùng vốn mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ vì độ trễ chính sách.