Tiềm năng lớn từ rau sam biển

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Rau sam biển (S. Portulacastrum) là một loài cây thân thảo thuộc họ Aizoaceae, chúng có khả năng phát triển trên đất mặn và chứa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, hydrocarbon, năng lượng, các hợp chất chống ôxy hóa và các hợp chất khác có khả năng kháng vi khuẩn và nấm. Vì vậy, rau sam biển có thể là nguồn nguyên liệu làm thực phẩm, cải tạo đất vùng ven biển.

Rau sam biển là một loài cây chịu mặn được tìm thấy ở các khu vực ven biển và rừng ngập mặn có nguồn gốc từ Châu Phi, Châu Á, Úc, Hawaii, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Tại Việt Nam, rau sam muối được tìm thấy ở nhiều vùng rừng ngập mặn ở Huế, Nghệ An, Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu. Rau sam biển có thể phát triển ở vùng đất sét pha cát, đá vôi và sa thạch ven biển, bãi triều và đầm lầy muối. Rau sam biển được nghiên cứu có rất nhiều tiềm năng ứng dụng:

Làm dược phẩm

Người dân bản địa ở Châu Phi, châu Mỹ và các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Nhật Bản sử dụng Rau sam biển trong y học cổ truyền để chữa một số bệnh như sốt, rối loạn thận và bệnh lở loét miệng do thiếu vitamin C. Rau sam biển còn được coi là một loại thuốc cầm máu và thuốc sắc của nó được cho là thuốc giải độc cho vết đốt của cá độc ở bờ biển Sénégal. Lá của Rau sam biển có tính axit và có vị chua và được coi là thuốc chống sốt rét. Tinh dầu chiết xuất từ lá cây Rau sam biển có monoterpene tương đối cao và chứa hàm lượng các hợp chất hydrocarbon như O-cymene, 2- β-pinene, α-pinene, 1, 8-cineole, limonene, α-terpinene, α- terpinolene và camphene. Những thành phần hóa học này phá vỡ tính toàn vẹn của vi khuẩn hoặc màng nấm. Do vậy, chúng có khả năng chống lại cả vi khuẩn Gram dương, Gram âm và nấm. Các metyl este của axit béo (FAME chiết xuất) từ lá rau sam biển có chứa axit béo bão hòa cao hơn axit béo không bão hòa, và chiết xuất này có khả năng kháng khuẩn chống lại Aspergillus fumigatus và Aspergillus niger.  

Ngoài ra, chiết xuất từ rau sam biển còn được chứng minh là có khả năng ức chế Salmonella, Vibrio. Chiết xuất Rau sam biển bằng dung môi methanol cho thấy nó có hoạt tính ức chế cholinesterase tương đương với loại thuốc tiêu chuẩn Donepezil dùng để điều trị bệnh Alzheimer bệnh tật. Hơn nữa, rau sam biển chứa alkaloid, axit amin, polysaccharides, khoáng chất, saponin, steroid và triterpenes. Những hợp chất này đã được sử dụng cho hoạt động chống virus, chữa bệnh viêm gan và các bệnh khác. Chiết xuất từ rau sam biển còn được chứng minh ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào ung thư. 

Làm thức ăn, thực phẩm chức năng 

Rau sam biển cũng được sử dụng làm một loại rau dại ở miền nam Ấn Độ vì nó vị mặn và tính chất bùi. Rau sam biển có khoảng protein 10,2%, chất béo 0,24%, tro tổng 33%, chất xơ thô 9,9%, carbohydrate 45,5% và giá trị nhiệt lượng 223 Calo. Đây cũng là cây trồng phát triển ở vùng khô cằn và bán khô hạn có thể cung cấp nguồn thức ăn thay thế cho vật nuôi.

Chiết xuất từ rau sam biển có chứa các hợp chất chống ôxy hóa như Phenolic, Flavonoids. Các hợp chất này đã được chứng minh rằng nó có tác dụng chống ôxy hóa rất tốt. Do vậy, hợp chất phenolic được chiết xuất từ rau sam biển có thể được phân lập ở quy mô thương mại để sử dụng khác nhau trong nguồn sản phẩm cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Cải tạo đất mặn và lọc nước biển

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi trồng rau sam biển trên đất nhiễm mặn và thu hoạch thì đất nhiễm mặn đã có thể trồng được cây không chịu mặn và phát triển tốt. Ngoài khả năng khử mặn cho đất, rau sam biển còn có thể trồng thủy canh do đó nó có thể ứng dụng khử nước mặn nước biển. Trong một nghiên cứu khác, khi trồng rau sam muối trong đất được bổ sung 1,5 g NaCl kg trong hai tháng thì kết quả nghiên cứu cho thấy 1/4 lượng muối bổ sung vào đất đã được cây rau sam lấy đi nhưng không làm giảm không làm giảm độ mặn của đất và hàm lượng natri hòa tan trong đất. Do vậy, rau sam muối có thể sử dụng như một loài cây tiềm năng cho việc khử mặn một số vùng đất bị nhiễm mặn mà không làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng đất.

Xử lý ô nhiễm

Rau sam biển với khả năng chịu được các kim loại nặng như  Pb, Cd, Cu, Ni, Cs, Ag và Zn và chúng có thể hấp thu các kim loại năng này. Do vậy, rau sam biển có thể là một đối tượng cây trồng tiềm năng để xử lý các vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng vùng ven biển.  Không những thế, rau sam biển còn được chứng minh rằng nó giúp ngăn chặn sự gia tăng độ mặn và độ chua của đất liên quan đến việc tưới tiêu bằng nước thải từ nhà máy giấy và bột giấy hay rau sam biển còn được sử dụng để xử lý nước thải cho công nghệ thuộc da. 

Theo nghiên cứu, khi trồng sam biển trong nước biển phú dưỡng trên các thảm nổi (60 cành giâm có rễ trên mỗi m2) trong 8 tháng, chúng đã hấp thụ 377 g Nito và 22,9 g Photpho. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ những chất này của rau sam biển còn phụ thuộc một số yếu tố khác. Nghiên cứu cho thấy, thuốc kháng sinh kháng sinh sulfonamide (sulfadiazine, SD) làm giảm đáng kể tỷ lệ loại bỏ Nito từ 87,5% xuống 22,1% và tổng tỷ lệ loại bỏ Photpho từ 99,6% xuống 85,5%. Do vậy, khi sử dụng rau sam biển để xử lý nước thải thủy sản cần chú ý đến việc có hay không kháng sinh SD trong nước thải thủy sản để thiết kế mô hình thích hợp. Rau sam biển đồng thời có thể là một trong những đối tượng được sử dụng để xử lý nước thải trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn.

Một số ứng dụng khác

Ngoài những ứng dụng trên, rau sam biển còn có thể là nguồn nguyên liệu mới cho công nghệ bảo quản đồ da bền hơn nhờ Rau sam biển khô chứa 18% natri và 15% clorua. Ngoài ra, rau sam biển còn có thể làm chất béo, sợi cho các sản phẩm dệt, làm phân hữu cơ tốt để thay thế phân hóa học…

Với những ứng dụng trên, rau sam biển sẽ là một đối tượng tiềm năng cho việc xử lý các vùng đất nhiễm mặn bị ô nhiễm cũng như các vùng nước ô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản ven biển và trên biển. Tuy nhiên, quy trình này xử lý nguồn sinh khối Rau sam biển này cũng cần được nghiên cứu để đưa ra những hướng sử dụng thân thiện với môi trường và bền vững.

Trần Thị Linh Nhâm, Phan Văn Hài

Đại học Bạc Liêu

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!