Bạn Huỳnh Hải Triều (U Minh Thượng- Kiên Giang) hỏi: Xin cho biết Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú?
Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú phần 1
Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú phần 2
Tiêu chuẩn ngành về Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú phần 3
3.4 Quản lý nước
3.4.1 Xử lý nước cấp cho ao nuôi
Trong quá trình chuẩn bị ao và trước khi thả tôm giống phải lấy nước vào ao chứa lắng để xử lý sinh học. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn phải tiến hành xử lý bằng Chlorine với nồng độ 15 – 30 ppm trong 12 giờ hoặc formol nồng độ 30 ppm rồi mới được cấp vào ao nuôi. Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.
3.4.2 Lấy nước vào ao nuôi
Ao nuôi tôm sau khi đã được hoàn tất công tác chuẩn bị theo Điều 3.1 và thả giống theo Điều 3.2 phải lấy nước đã qua xử lý vào để nâng mức nước của ao lên 0,8 – 1,0m. Sau tháng thứ nhất, tăng mức nước ao nuôi tới độ sâu 1,2 -1,5m. Từ tháng thứ 3 trở đi phải thường xuyên duy trì độ sâu nước ao nuôi tôm 1,5 – 2,0m.
3.4.3 Bổ sung nước cho ao nuôi
Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ và độ mặn nước tăng cao, phải kịp thời bổ sung nước mới đã qua xử lý để ổn định nhiệt độ và độ mặn cho ao nuôi tôm. Lượng nước mới bổ sung mỗi lần khoảng 10 – 15% khối lượng nước ao.
3.4.4 Thay nước cho ao nuôi
3.4.4.1 Khi nước ao nuôi bị nhiễm bẩn hoặc tôm bị bệnh hoặc tôm khó lột xác phải tiến hành rút bớt lớp nước đáy ao khoảng 10 – 15% khối lượng nước ao, để thay bằng nguồn nước mới đã qua xử lý.
3.4.4.2 Khi nước ao có độ mặn vượt quá 30‰, phải bổ sung nguồn nước ngọt để giảm độ mặn xuống dưới 30‰.
3.4.5 Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi
3.4.5.1 Hàng ngày theo dõi các chỉ tiêu ôxy hòa tan, pH, nhiệt độ, độ sâu, độ trong, độ sâu và màu nước ao. Nếu chất lượng nước không đạt yêu cầu kỹ thuật có thể xử lý bằng hoá chất theo hướng dẫn ở Bảng:
(Còn nữa)