Trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng vùn vụt còn nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt khiến cho không ít chuyến biển của ngư dân bị thua lỗ, bên cạnh đó ngư dân đi biển còn gặp rất nhiều rủi ro do thiên tai và nhân tai. Để giải bài toán này, tỉnh Khánh Hoà đã xây dựng mô hình “tàu mẹ – tàu con” cùng nhau bám biển.
Nhiều người cho rằng, do chính quyền địa phương thiếu kiên quyết trong quản lý, quy hoạch nên việc phát triển quá “nóng” dẫn đến tình trạng cá rô đầu vuông liên tục rớt giá.
(Thủy sản Việt Nam) – Công ty TNHH Kim Anh ở tỉnh Sóc Trăng khá nổi tiếng trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản những năm trước, do bà Hoàng Thị Kim Anh cùng các con lập ra, nay đứng trước nguy cơ tan rã do một thành viên gia đình tranh chấp quyết liệt với mẹ ruột và anh em khác.
(Thủy sản Việt Nam) – Hội nghị tổng kết sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL năm 2011, Bộ NN&PTNT tổ chức ở TP Cần Thơ ngày 7/2, cho biết, dù nhiều khó khăn, xuất khẩu vẫn đạt 1,805 tỷ USD. So với năm 2010, kim ngạch tăng 27%, trong lúc sản lượng xuất khẩu với 600.000 tấn chỉ tăng 3%; còn diện tích nuôi tương đương, sản lượng nguyên liệu tăng 4%. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nói, đó là kết quả của chủ trương từ đầu năm, ổn định sản lượng, tập trung nâng cao chất lượng.
Ông Trương Phú Quốc, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ thủy sản nông nghiệp Thuận Tiến (ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang) nói: Thời của con cá rô đầu vuông đã hết rồi, mộng làm giàu từ con cá này đã đi vào quá khứ. Nếu giai đoạn 2008- 2010, nuôi cá rô đầu vuông lãi bao nhiêu thì bây giờ lỗ bấy nhiêu.
Dân gian có câu “rừng vàng biển bạc”. Biển cho con người nhiều thứ nhưng cũng lấy đi không ít. Cũng như bao làng biển khác trên cả nước, từ ngàn đời nay, người dân thôn Hà Tây, xã Triệu An (Triệu Phong, Quảng Trị) luôn cầu mong sóng yên biển lặng trong những chuyến ra khơi, nhưng đâu phải lúc nào biển cả cũng chiều lòng người. Với ngư dân Hà Tây, mỗi lần ra biển là mỗi lần đặt cược tính mạng trên đầu sóng ngọn gió, nhưng nếu bảo họ đừng đi biển nữa, chắc chắn họ sẽ lắc đầu, bởi đó là nghiệp, là
Trong điều kiện khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ gặp nhiều khó khăn, ngư dân Hoài Nhơn đã đẩy mạnh việc thành lập và phát triển các mô hình tổ đoàn kết đánh bắt trên biển, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.
Vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai được xem như “kho vàng” về nguồn thủy sản phong phú của tỉnh Thừa Thiên – Huế, và đã được quy hoạch trong hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 theo Quyết định 1479/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm bảo vệ hệ sinh thái đầm phá ven biển tiêu biểu của Việt Nam, Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thành lập các khu bảo vệ thủy sản, từng bước tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ở khu vực này.
Ngư dân ở nhiều địa phương trong tỉnh bội thu với chuyến đánh bắt đầu mùa. Nhờ giá hải sản tăng cao, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nên nhiều ngư dân mạnh dạn bám biển.
Sau những ngày lênh đênh trên biển vừa đánh bắt vừa ăn Tết, đoàn tàu của ngư dân Sông Đốc và Khánh Hội đã vào bờ với niềm vui đầy ắp cá, tôm. Đây là niềm động viên, an ủi lớn lao với các ngư dân để bù lại công sức hơn 20 ngày lênh đênh trên biển. Và đó cũng là khởi đầu một năm đầy hy vọng của ngư dân Cà Mau.