8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 ha.
“Cá tra là một trong những sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam nhưng hình ảnh cá tra đang mất đi trên thị trường thế giới. Nếu điều này thực sự xảy ra thì tiềm năng lớn có ích gì?” – ông Tưởng Phi Lai (Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững) chia sẻ với Đặc san Tra&Basa.
Ngày 26/8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tổ chức ra mắt mô hình Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.
Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau hội nghị giao ban tháng 8 về “Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” để phân tích, làm rõ nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong tôm nuôi công nghiệp; từ đó, có những đề xuất giải pháp phù hợp tháo gỡ kịp thời.
Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh… Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá lăng, chép, diêu hồng và rô phi.
Tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, các đại biểu đều cho rằng việc triển khai thực hiện Quyết định 68 khá tích cực, nhưng vẫn chưa đồng bộ, cần một cơ chế linh hoạt hơn.
Chăn nuôi gia cầm Việt Nam chủ yếu quy mô nhỏ, phân tán và đang gặp nhiều khó khăn như chất lượng con giống chưa đảm bảo, giá thức ăn cao, dịch bệnh thường xuyên phát sinh; Năng lực của người chăn nuôi về vốn, kỹ thuật, thị trường còn nhiều hạn chế; Chưa có sự liên kết trong chăn nuôi (từ sản xuất, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ) nên thị trường bị thương lái điều tiết, giá cả lên xuống thất thường, làm cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng đầu bị thua thiệt.
Theo Cục Thống kê Vĩnh Long, trong tháng 8/2015 giá cá tra nguyên liệu dao động từ 20.500 – 21.000 đồng/kg. Với giá thành sản xuất ở mức 22.000 – 23.000 đồng/kg như hiện nay, thì người nuôi cá lỗ từ 1.000 – 2.500 đồng/kg.
Thực trạng ngành cá tra đang cho thấy chất lượng thấp ở mọi khâu: Giống có tỷ lệ sống thấp; Nuôi thiếu quy hoạch, thiếu kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường; Chế biến xuất khẩu thiếu chiến lược nên ở thị trường ngoài nước cạnh tranh kém nhưng trong nước lại tranh giành nhau gay gắt; Kênh phân phối yếu, thiếu hiểu biết khách hàng, hơn thế là sự phụ thuộc vào nhà phân phối trung gian. Kết quả, sản xuất ngày càng xa tiêu dùng, bất lợi ngày càng lớn.
Ngày 24/8/2015, tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ truởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám và ngài Asis Perez, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản Philippines đã ký kết Thỏa thuận đường dây nóng trao đổi thông tin nghề cá Việt Nam – Philippines. Đây được coi là thỏa thuận quan trọng đối với nghề cá và ngư dân hai nước.