Cuối tháng 2/2014, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã làm việc với Sở Công thương An Giang về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cá tra trong và ngoài nước, những vấn đề mới về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014.
Thị trường khởi sắc, dịch bệnh tạm lui, người nuôi tôm phấn chấn trở lại với nghề, nhưng rất nhiều người gặp phải vật cản lớn, đó là vốn. Bởi, đường tiếp cận các nguồn tín dụng của họ vẫn quá vòng quanh.
Theo bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc Công ty Phân tích thị trường Agromonitor (Hà Nội), năm 2013 sản lượng thức ăn thủy sản tăng mạnh, gần 20% (mức tăng mạnh nhất từ năm 2008 trở lại đây); Còn sản lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm lại giảm 3%.
Mới đây, trên website asc-aqua.org cho biết, Việt Nam đã có 44 vùng nuôi cá tra của 37 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đạt chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng Thủy sản bền vững (ASC).
Ngày 26/2, UBND huyện Núi Thành tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) trái phép.
Nguồn lực ở đây là ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ, cạnh tranh lành mạnh, giữ uy tín để nâng cao vị thế con cá tra trên thị trường quốc tế.
Khi con tôm thẻ chân trắng lên ngôi cũng là lúc tình trạng thiếu điện phục vụ cho hoạt động nuôi loại tôm này ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, ngành điện lực lại than hết vốn, không có khả năng đầu tư nếu các địa phương không cho ứng tiền thực hiện.
Theo Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng thủy sản cả nước 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt 767 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2013.
2 tháng đầu năm, cung – cầu cá tra không ổn định; giá thức ăn, thuốc… luôn tăng, giá bán cá thấp hơn giá thành…
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng GAP sẽ là mục tiêu được chú trọng trong thời gian tới, tuy nhiên, để GAP thực sự hiệu quả, rất cần một quy hoạch rõ ràng.