4 năm qua người nuôi tôm đã mất hẳn nụ cười. Và cũng chừng ấy thời gian, câu hỏi “vì sao tôm chết ?” vẫn còn bỏ ngỏ và bài toán đang đặt ra là làm thế nào để cứu hàng loạt ruộng tôm đang rơi dần vào cõi chết.
Đã thành lệ, khi nghêu vào bãi sinh trưởng thì hàng trăm người dân tổ chức khai thác trái phép bất chấp lệnh của chính quyền địa phương. Sau khi lực lượng thi hành công vụ tạm giữ phương tiện, tang vật thì bị nghêu tặc phục kích cướp lại
Niềm vui từ việc cơ quan chức năng Nhật Bản tháo dỡ quy định kiểm tra 100% lô tôm Việt Nam về Trifluralin chưa đủ xua đi nỗi lo của ngành thủy sản khi đang phải đối mặt với những cảnh báo về chất lượng từ các thị trường khác, nhất là tình trạng nhiễm dư lượng thuộc nhóm Fluoroquinolones (kháng sinh cấm sử dụng).
Theo Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), qua việc lấy mẫu nước xét nghiệm tại vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ Kim Sơn (Ninh Bình) vào ngày 16/5 đã phát hiện mật độ tảo độc Pseudonitzchia sp. vượt mức giới hạn cho phép.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, trong đó gia hạn thời gian cho vay vốn đối với một số dự án mà chủ đầu tư, doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2011 và 2012.
Chi phí đầu vào ngày càng tăng, trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng hiếm, một số tàu lưới rê phải nằm bờ. Trước tình hình này, ngư dân Tiền Giang mạnh dạn chuyển đổi.
Ngày 1/5/2013, Liên minh Thủy sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance -GAA) cho biết, Tiến sĩ Donald Lightner, nhà nghiên cứu bệnh tôm nổi tiếng tại Đại học Arizona (Mỹ), đã tìm ra nguyên nhân Hội chứng tôm chết sớm (EMS), một căn bệnh khiến ngành nuôi tôm thế giới bị thiệt hại 1 tỷ USD/năm.
Cá bống tượng thân hình thoi tròn, thịt dày, ngon, có giá trị kinh tế, được nuôi nhiều ở các tỉnh phía nam.
Sáng 22/5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.
Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú.