(Thuỷ sản Việt Nam) – Tổn thất sau thu hoạch hải sản ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, trên 20% sản lượng khai thác, thậm chí lên đến 30% đối với tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối. Với sản lượng khai thác trên 2 triệu tấn, mỗi năm cả nước mất khoảng 400.000 tấn hải sản, tương đương với khoảng 8.000 tỷ đồng.
(Thuỷ sản Việt Nam) – Vừa qua, ngư dân ở sống ở khu vực sông Vàm Nao (huyện Phú Tân, An Giang) đánh bắt được cá hô đen nặng 120 kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình Tổ đoàn kết sản xuất trên biển, nhất là đối với lực lượng đánh bắt xa bờ để hỗ trợ nhau trong sản xuất và khi có tai nạn, các sự cố thiên tai xảy ra.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổn thất sau khai thác thủy hải sản ở nước ta hàng năm ước tính 20 – 30% so với tổng sản lượng khai thác, vàokhoảng 400.000 tấn, tương đương với khoảng gần 8.000 tỷ đồng/năm. Việc giảm tổn thất sau khai thác thủy hải sản ở Việt Nam đang là bài toán khó hiện nay.
Tháng đầu năm 2012, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường sụt giảm 12,4% với cùng kỳ năm 2011, đạt 32,548 triệu USD. Các sản phẩm cá ngừ, chủ yếu vẫn là cá ngừ tươi sống, đông lạnh mã HS03, đã được xuất sang 41 thị trường, Giá trị XK dòng sản phẩm này và các sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp mã HS06 đều giảm trong tháng này.
(Thuỷ sản Việt Nam) – Ông Lê Hùng Minh, thương binh 4/4, ở khu 3, xã Thạnh Phú (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), một thời được mệnh danh “Vua rắn miền Tây” vì tài nuôi rắn ri voi, nhưng rồi cái danh hiệu cao đẹp ấy đã bị “bức tử” khi chính quyền cưỡng chế lấy đất.
Công trình cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ vừa được nghiệm thu vào tháng 12/2011 với khoản kinh phí xây dựng hơn 90 tỷ đồng. Nhưng chỉ vài ngày trước đó nó nhấn chìm 2 chiếc tàu cá, cướp đi sinh mạng một ngư dân và làm nhiều tàu thuyền bị mắc cạn. Hiện tại, ngư dân lại phải “gồng mình” nạo vét cửa biển như bao lâu nay vẫn vậy.
Tận dụng diện tích mặt nước trên sông Ô Lâu, nhiều hộ dân ở xã Điền Lộc (Phong Điền) mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều hộ dân ở địa phương này đã khá lên nhanh chóng…
Ra Tết Nhâm Thìn đến nay, mặc dù thời tiết không được thuận lợi nhưng ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) vẫn tăng cường bám biển. Nhờ vậy, đến nay, khi thời tiết đang ấm dần lên đã bắt đầu có những tín hiệu vui.
Không chỉ vùng nuôi tôm hùm, hiện môi trường nuôi các loại thủy sản khác ở TX Sông Cầu (Phú Yên) cũng bị ô nhiễm, gây thiệt hại về kinh tế. Dự báo, thời gian tới tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho nuôi trồng thủy sản.