(Thủy sản Việt Nam) – 2011 tiếp tục là một năm thành công của ngành Thủy sản Việt Nam, với những kết quả vượt kế hoạch ở hầu hết các lĩnh vực và đặt thềm hy vọng cho năm mới 2012. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều trăn trở.
Đến ấp Vũng Tàu, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) hỏi ai cũng biết ông Đỗ Vũ Thăng – người đầu tiên đưa con ba ba về vùng đất ngập mặn nghèo khó này. Việc nuôi thành công ba ba không những giúp ông có nguồn thu nhập khá cho gia đình mà còn là cơ hội giúp nhiều hộ dân trong vùng học tập làm theo, tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống.
Nghề nuôi cá lóc phát triển mạnh từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề mang lại thu nhập khá cao cho hộ dân và cũng là nghề giảm nghèo cho hộ dân đánh bắt cua ốc vào mùa nước kiệt. Bởi khi nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng theo đà tăng dân số, bên cạnh với nguồn lợi cá lóc ngoài thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, thì đây cũng chính là động lực phát triển nghề nuôi cá lóc.
Nghệ An có 82 km bờ biển, 6 cửa lạch và hơn 22.500 ha mặt nước, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản nói chung và phát triển nuôi trồng nói riêng.
Trong chặng đường hơn 10 năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành thủy sản Cà Mau đã tạo ra những bước tiến ngoạn mục. Từ khi chủ trương chuyển đổi những vùng đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm ra đời, đời sống của người dân không ngừng nâng cao. Vùng nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều nông dân tỷ phú.
Theo tính toán của cơ quan quản lý, đến năm 2015, diện tích mặt nước hệ thống hồ chứa tại các công trình thủy lợi, ao hồ nhỏ và ruộng lúa vùng trũng sử dụng nuôi thả thủy sản là 15.870 ha. Trong tương lai gần, diện tích mặt nước có thể nuôi thả thủy sản tăng lên 24.340 ha phân bổ hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Những năm qua, ngành thủy sản vượt qua muôn vàn khó khăn và thách thức để cùng nông dân làm giàu. Đến nay, khi phong trào nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển mạnh, con tôm Cà Mau lại đối mặt với khó khăn mới. Tuy nhiên, nó vẫn khẳng định đây là nghề phát triển kinh tế nhanh nhất.
(Thủy sản Việt Nam) – Sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
(Thủy sản Việt Nam) – Tôm hùm (Panulirus.spp) thuộc họ Palinuniade là loài tôm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố tự nhiên và được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung như: Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa… Mùa khai thác con giống chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4, 5 năm sau.
(Thủy sản Việt Nam) – Brazil đóng vai trò là thị trường cửa ngõ cho cá tra Việt Nam thâm nhập vào Nam Mỹ – khu vực được đánh giá có tiềm năng lớn. Song để xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp nước ta gặp không ít khó khăn.