T2, 06/07/2020 11:31

Truyền thuyết một số thủy quái

Chưa có đánh giá về bài viết

Năm 1555, Olaus Magnus đã xuất bản cuốn sách Historia de Gentibus Septentrionalibus (“Mô tả về người phương Bắc”). Không chỉ chú trọng vào lịch sử, phong tục và tín ngưỡng của người Scandinavia, cuốn sách còn mô tả chi tiết về các loài thủy quái được tìm thấy trên Carta Marina. Bằng uy tín của Olaus Magnus, những câu chuyện kỳ lạ đã được chấp nhận rộng rãi.

Những mô tả và bản vẽ của sử gia Olaus Magnus đã được sao chép liên tục với rất ít thay đổi trong suốt hàng thế kỷ bởi những “cây đại thụ sử học” như Edward Topsell, Ulisse Aldrovandi, John Jonstonus và Conrad Gessner. Qua các thế kỷ sau đó, nhiều quái vật đã được thêm vào tác phẩm của Conrad Gessner.

Những con quái vật này đến từ đâu? Chúng chỉ là những chuyện cổ tích được hư cấu bởi trí tưởng tượng hay trò hù dọa của trẻ em? Henry Lee, ngưởi đã viết khá nhiều câu chuyện về các thủy quái và sinh vật biển đã nhấn mạnh rằng nhiều sinh vật cổ điển không đơn giản là trí tượng tượng. Trong ấn phẩm “Giải thích các sinh vật biển hư cấu” (xuất bản năm 1883), Henry Lee viết: “Những mô tả của các nhà văn xa xưa về cái gọi là “những sinh vật hoang đường” thật ra là những bức chân dung méo mó hơn phát minh sai lầm, tất cả các quái vật đều là nguyên mẫu trong tự nhiên tại thời điểm hiện nay”.

Thập niên 1500, tại châu Âu tràn ngập những chuyện sặc mùi dị đoan. Cuộc cách mạng khoa học phải đợi đến thế kỷ 17 mới khởi sắc. Không có sự phân định giữa ma thuật và thực tế, hai thứ chỉ đơn giản là cùng tồn tại vì thế không có lý gì để hoài nghi những loài thủy quái. Ngay cả giới khoa học cũng chật vật trong việc hòa trộn niềm tin giữa tín ngưỡng siêu nhiên với khoa học. Phải mất hàng trăm năm sau, người ta mới lật đổ quan điểm cổ điển và phổ biến. Và trong một thế giới đang bắt đầu quay lưng lại với mê tín dị đoan thì vẫn có khá đông người cố bám víu lấy những yếu tố thần bí. Trong lịch sử của đại dương, có mấy loại thủy quái mà nhân loại tốn không ít giấy, mực.

 

Mực khổng lồ Kraken

Aristote đã mô tả cho cả thế giới biết về mực khổng lồ (ông gọi chúng là Teuthos) vào năm 350 trước Công nguyên (trCN). Nhưng mực khổng lồ đã được nhìn thấy tại các đại dương trên khắp thế giới; nơi xuất hiện phổ biến nhất của loài vật này là vùng biển bao quanh Na Uy và Greenland. Thật vậy, cái từ “kraken” xuất phát từ từ “Krake” trong tiếng Na Uy có nghĩa là “Sinh vật biển huyền hoặc”. Cuối thế kỷ 14, trong tác phẩm anh hùng ca Orvar-Oddr của người Băng Đảo có đề cập đến Hafgufa, “loài thủy quái khổng lồ trên biển” mà có lẽ nó chính là mực khổng lồ. Không bao giờ bỏ lỡ một câu chuyện quái vật ly kỳ, Olaus Magnus đã mô tả Kraken như là “con cá gớm ghiếc” trong tác phẩm “Mô tả về người phương Bắc”. Ông diễn giải nó có cặp sừng nhọn hoắt, đôi mắt khủng ngầu đỏ và “bộ lông thiên nga”, dầy và dài y như bộ râu rủ xuống”. Olaus Magnus tuyên bố “đây là một trong những con thủy quái dễ dàng nhấn chìm nhiều tàu bè dâng cho hà bá”.

Magnus còn mô tả con dị thú như một sự pha trộn giữa cá và mực, hoàn toàn khác những gì chúng ta tìm thấy sau đó trong văn chương. Trong ấn phẩm đầu tiên của Systema Naturae (1735), tác giả Carolus Linnaeus đã phân loại Kraken là một loài động vật thân mềm mang tên khoa học là Microcosmus Marinus. Trong ấn phẩm Fauna Suecica (1746), Linnaeus mô tả Kraken là một “quái vật độc đáo” sống ở vùng biển Na Uy.  Vào giữa thập niên 1800, Kraken lấy một hình thức sinh học xác thực là loài mực khổng lồ Architeuthis, đi từ huyền thoại ra khoa học. Japetus Steenstrup, một giảng viên tại Đại học Copenhagen đã viết về loài mực khổng lồ, đề cập đến những cái xác còn nguyên bộ xương bị trôi dạt vào Thingore Sand (Băng Đảo) vào năm 1639. Bài viết được đọc năm 1849 và cái tên khoa học chính thức được công bố năm 1857.

Loài mực khổng lồ đang là loài động vật thân mềm có xương lớn thứ hai thế giới,  sau mực ống khổng lồ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy loài mực khổng lồ ăn những loài cá sống ở tầng nước sâu và các loài mực khác, tuy vậy các phương thức săn mồi và chu kỳ sinh sản của chúng hiện vẫn đang trong vòng bí mật. Những phân tích di truyền gần đây cho thấy chỉ có một loài mực khổng lồ, đó là Architeuthis dux. Có những báo cáo cho biết những con mực khổng lồ có chiều dài thân từ 46m đến 61m. Tuy nhiên, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian (Washington DC, Mỹ) ghi nhận chiều dài tối đa của con mực khổng lồ chỉ gần 18m.

 

Bạch tuộc Hydra

Hydra là một quái vật thần thoại phổ biến nhất, nó được miêu tả với 9 cái đầu, những cái đầu có thể tự tái sinh khi bị chặt phăng. Anh hùng Hy Lạp – Hercules từng được lệnh phải giết một con Hydra trong thử thách thứ 2 của chàng, còn một tấm đá cẩm thạch dựng ở Vatican đã mô tả Hydra là một quái vật có hình dạng bạch tuộc. Nhiều học giả đã mặc nhiên công nhận Hydra là một dạng bạch tuộc. Sau tất cả những cái xúc tu của nó đã bị hiểu nhầm là cái đầu và bạch tuộc có thể tự tái sinh xúc tu của chúng, có thể giải thích cho việc mọc đầu liên tục của Hydra. Mặc dù vậy, nhiều nhà tự nhiên học tin rằng Hydra có thể là một sinh vật có thật vào thế kỷ 18. Ông Albertus Seba, một nhà bào chế thuốc nổi tiếng từ Amsterdam (Hà Lan), khá tự hào bởi một sự đa dạng các loài bạch tuộc khác nhau. Vào giữa thập niên 1700, Seba đã xuất bản cuốn sách Locupletissimi return naturalium thesauri accurata descriptio, et iconibus artificiossisimis expressio, per universam physices historiam, đề cập hình ảnh con Hydra dựa trên một mẫu vật được lưu giữ bởi Burgomeister xứ Hamburg.

Sau này, ông Carolus Linnaeus chứng minh mẫu vật này là hàng giả, là sự pha trộn giữa da rắn và đầu chồn. Việc vạch trần những sự hiểu lầm về bạch tuộc là một cái gì đó xem ra rất khó khăn. Giống như mực khổng lồ, từ rất lâu bạch tuộc đã gánh một danh tiếng xấu, bị xem là quái vật. Nhà sinh học hải dương Richard Ellis từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ (AMNH) quả quyết: “Trái với sự hung hãn và gớm ghiếc của quỷ dữ, thực tế bạch tuộc là một loài động vật gây tò mò với sự thông minh hiếm có”. Hơn 300 loài bạch tuộc được thừa nhận, chiếm hơn 1/3 trong tổng số loài động vật thân mềm. Chúng có lẽ là loại động vật không xương sống thông minh nhất, có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và biết cách sử dụng các công cụ. Trong trường hợp của bạch tuộc, nó chỉ đơn giản bị hiểu lầm là quái vật.

 

Nàng tiên cá

Huyền thoại về người đại dương đã có từ năm 5.000 trCN khi người Babylon thờ phượng một vị nam thần đuôi cá tên là Oannes. John Ashton, tác giả cuốn sách Các sinh vật gây tò mò trong thế giới động vật học lần đầu tiên đã mô tả về nhân ngư (người cá). Cũng vào thời cổ đại, Atargatis, nữ thần miền Bắc Syria cũng được mô tả ở dạng người cá. Các thế kỷ sau đó, nhiều người tuyên bố họ đã thật sự nhìn thấy người cá. Năm 1492, Christopher Columbus dong buồm rời Tây Ban Nha với sứ mạng tìm ra một tuyến đường giao thương đến châu Á. Trong chặng hành trình này, ông đã chạm mặt với rất nhiều điều bí ẩn. Ngày 9/1/1493, tại một nơi gần Dominica, Columbus đã nhìn thấy 3 người cá. Ông viết: “Họ không đẹp về hình dáng bên ngoài nhưng có nét mặt như đàn ông”.

Năm 1608, trong một chuyến thám hiểm khám phá Hành lang Tây Bắc (qua biển Bắc Cực), Henry Hudson tuyên bố rằng vài thuyền viên trên tàu mình đã nhìn thấy một mỹ nhân ngư. Nhìn phía trên, “cô” ấy như một phụ nữ với mái tóc dài, đen nhánh, nhưng phần nổi lên trên mặt nước lại là một chiếc đuôi! Tay thợ sơn chính thức của công ty Đông Ấn Hà Lan tên là Samuel Fallours đã phác họa sự trêu ngươi của một nàng tiên cá trong bức vẽ của ông vào năm 1718, mô tả sự đa dạng sinh học đặc sắc quanh các hòn đảo. Francois Valentijn trong một xuất bản của ông về Đông Ấn Lịch sử tự nhiên Amboina (1727) tuyên bố rằng “nàng tiên cá có tiếng kêu như còi báo động” đã bị tóm ở ngoài khơi đảo Borneo. Một tập bản thảo của Na Uy thế kỷ 13 Konungs skuggsjá đã mô tả một con thủy quái cao lớn, có vai nhưng không có tay nhô lên từ mặt nước. Ông Bernard Heuvelmans, một nhà nghiên cứu về những loài động vật bí ẩn, viết rằng “Qúa trình thần thoại hóa đôi khi đã thay đổi con vật lên đến mức không còn có thể nhận ra chúng nữa”.

Một loài động vật có liên đới đến loài thủy quái này là lợn biển. “Kể từ khi loài lợn biển có bộ ngực đầy đặn và cơ thể thon gọn nhưng có đuôi cá đã khiến cho hai bên bờ Đại Tây Dương, người ta cứ liên tưởng nó là những nàng tiên cá, bất chấp khuôn mặt xấu xí cực kỳ của nó”. 3 nàng tiên cá mà Columbus phát hiện ra vào năm 1493 đều chính thực là 3 con lợn biển. Columbus và nhiều nhà thám hiểm sau ông đã quả quyết rằng những loài động vật có vú đều là “nàng tiên cá” bằng xương bằng thịt. Và loài cá như thế cũng được gắn kết với huyền thoại nàng tiên cá lâu nay. Thực vậy, cho đến ngày nay cả lợn biển và cá nược đều thuộc về họ Bò biển.

Nguyễn Thanh Hải

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!