T2, 04/01/2021 10:40

Tương lai của thị trường cá hồi 2021

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Các đợt phong tỏa vào đúng dịp gần cuối năm cộng với lượng cá ùn ứ trong kho đã cản trở sự tăng trưởng truyền thống vào quý IV/2020 của ngành cá hồi. Dù vậy, ngành hàng này vẫn hy vọng đón nhận những đợt phục hồi giá mới vào năm 2021.

2020 nhiều thăng trầm

Ngành cá hồi đã đứng vững bất chấp những tác động do đại dịch COVID-19 gây ra cho nền kinh tế toàn cầu suốt nửa đầu năm 2020. Thế nhưng khi làn sóng COVID-19 thứ 2 tái xuất, bao trùm châu Âu kéo theo các đợt phong tỏa mới thì ngành cá hồi dường như có dấu hiệu đuối sức. Mặc dù vậy, ngành cá hồi vẫn có khả năng chống chịu được các đợt giảm giá nghiêm trọng suốt quý II (đợt lạm phát tương đương suy thoái kinh tế toàn cầu), các giao dịch thương mại ngành cá hồi suốt 3 quý đầu năm 2020 vẫn vượt cùng kỳ năm 2019.

Ngành cá hồi được tiếp thêm sức mạnh khi sản lượng của Chilê tăng 9,8%. Theo ước tính của công ty nghiên cứu Kontali, Na Uy, khoảng 7% sản lượng đầu ra năm 2019 của toàn thế giới đã kéo cầu tiêu thụ tăng trưởng 0,5%. Đầu ra tiếp tục tăng với tốc độ này suốt quý I/2020 và đến quý cuối cùng của năm mới bắt đầu đi xuống. Phong tỏa chính là nguyên nhân dẫn đến lượng tiêu thụ cá hồi trong quý II sụt giảm mạnh. Trước khi bị COVID-19 tác động, ngành cá hồi đã có một khởi đầu 2020 tươi sáng hơn năm 2019.

Thị trường cá hồi năm 2021 vẫn còn nhiều biến động. Ảnh: Marubeni

Do chỉ chiếm một phần nhỏ trong tiêu thụ cá hồi toàn cầu, các đợt phong tỏa COVID-19 của Trung Quốc cũng chỉ gây ra những tác động rất nhỏ lên thị trường cá hồi toàn cầu. Cụ thể, giá cá hồi giảm nhẹ từ 79 NOK/kg vào hồi đầu năm xuống 62,8 NOK/kg tương tự đợt lạm phát thường diễn ra vào đầu quý I/2020. Đến cuối quý I, trước khi lệnh phong tỏa của châu Âu có hiệu lực, cá hồi thậm chí đã có thời điểm phục hồi về mức 74,2 NOK/kg. Sau đó, các đợt phong tỏa bao trùm khắp châu Âu, Đông Á và Bắc Mỹ đã khiến thương mại cá hồi trong quý II giảm 20% so cuối quý I và giảm tiếp 34,5% khi giá cá hồi gần như chạm đáy 48,6 NOK/kg vào đầu tháng 5/2020.

Sức sống trước COVID-19

Rất may mắn, nhu cầu tiêu thụ cá hồi đã nhanh chóng phục hồi trở lại ngay sau khi các đợt phong tỏa kết thúc. Điều này là minh chứng cho thấy COVID-19 đã không thể thay đổi được xu hướng tiêu thụ cá hồi trong dài hạn. Tiêu thụ đã đổi hướng từ mức suy thoái đến sự phục hồi hình chữ V ngay sau khi các đợt phong tỏa kết thúc. Dù vậy, hãng cá hồi lớn nhất thế giới Mowi ước tính, nguồn cung cá hồi trong quý III/2020 vẫn vượt cầu tới 8.000 tấn.

Thông thường thì đây lại không phải là một vấn đề bởi cá hồi tồn kho trong quý III thường được xuất khẩu vào quý IV – mùa tiêu thụ cao điểm trong năm. Nhưng năm 2020 đã không diễn biến như các năm trước đó. Làn sóng COVID-19 thứ 2 xuất hiện, các đợt phong tỏa ập đến vào đúng quý IV khiến cho nhu cầu tiêu thụ cá hồi trên thị trường toàn cầu đã không tăng như kỳ vọng của các hãng sản xuất. Trang web kinh doanh cá hồi Salmonbusiness.com ghi nhận thị trường khá yên ắng, người mua thận trọng, trái ngược với không khí sôi động của mùa Giáng sinh mọi năm.

Nhưng theo các hãng cung cấp cá hồi thì 2020 chưa phải là một năm đen tối với ngành cá hồi bởi vẫn còn nhiều tín hiệu lạc quan. Đầu tiên, khi các đợt phong tỏa được gỡ bỏ, tiêu thụ gần như đã quay trở lại; như vậy, xu hướng tiêu dùng cá hồi rất ổn định và nó khó bị phá vỡ bởi COVID-19. Tiếp đến, nhờ COVID-19, nhiều người phải làm việc tại nhà trong thời gian phong tỏa và dần quen với việc tự chế biến các món ăn từ cá hồi tại nhà thay vì phải ra nhà hàng như trước đây. Do đó, sau khi phong tỏa kết thúc, kênh dịch vụ ẩm thực chưa phục hồi, nhưng lượng tiêu thụ cá hồi vẫn khá ổn định.

2021 còn bất ổn

Đối mặt thị trường suy thoái và một năm 2021 còn nhiều bất ổn, các hãng cá hồi Na Uy và Chilê đều thu hẹp sản xuất và cắt bớt nguồn cung từ nửa cuối năm 2020. Các chuyên gia phân tích thị trường dự báo sản lượng cá hồi đầu ra của Chilê năm 2021 giảm 10 – 24%. Như vậy, từ mức tăng trưởng 10% vào năm 2019 (958.000 tấn), sản lượng cá hồi Chilê đã sụt giảm 3,5% vào năm 2020 (958.000 tấn) và có thể giảm tiếp 16,5% xuống mức 800.000 tấn vào năm 2021.

Đầu ra của cá hồi Chilê thấp hơn sẽ trở thành lợi thế cho Na Uy để thúc sản lượng tất cả các loại cá hồi nuôi lên mức kỷ lục 1,55 triệu tấn. Dù vậy, sự tăng trưởng này của Na Uy sẽ khó tạo ra cân bằng nguồn cung cá hồi toàn cầu khi thiếu vắng “yếu tố” Chilê. Kontali dự báo, sản lượng đầu ra sẽ giảm 1,3% đối với tất cả các loại cá hồi nuôi toàn cầu từ mức 3,050 triệu tấn trong năm 2020 và quay về mức 3,005 triệu tấn của năm 2019.

Giả sử nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau các đợt phong tỏa COVID-19, ngành cá hồi năm 2021 sẽ chứng kiến nghịch lý nhu cầu tăng 1,5 – 3% còn đầu ra lại tăng không đáng kể 1% hoặc giảm 1,5% về mức 3,04 triệu tấn của năm 2019. Khi nhu cầu tăng đến mức vượt nguồn cung, sự chênh lệch giá giữa cá hồi cỡ lớn và cỡ nhỏ sẽ ngày càng nhiều hơn. Giá cá hồi Na Uy có thể kỳ vọng mức 55 – 70 NOK/kg nếu COVID-19 không gây thêm cú sốc kinh tế nào nữa vào năm 2021.

>> Hiện, giá cá hồi Chilê đang phục hồi chậm từ mức đầu năm là 3 USD/kg (27 NOK/kg) nhưng giá cá hồi Na Uy đang giảm sát mức gần như chạm đáy 40 NOK/kg (4,32 USD/kg). Tuy nhiên, khi nguồn cung bị thắt chặt, cá hồi Na Uy được kỳ vọng phục hồi về mức 45 NOK/kg vào quý IV/2020 (4,97 USD) và sau đó sẽ giữ ổn định hoặc tăng nhẹ vào quý I/2021.

 

Thị trường cá hồi toàn cầu đạt khối lượng 3,8 triệu tấn vào năm 2019. Cá hồi là một loài cá vây tia thuộc họ Salmonidae; thường được tìm thấy ở phía bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và hiện đại diện cho các loài hải sản được buôn bán rộng rãi nhất. Chúng chứa ít chất béo bão hòa nhưng giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, canxi, Vitamin B3 và D, kẽm, iốt, cholesterol và axit béo omega-3. Tiêu thụ thường xuyên cá hồi sẽ hỗ trợ làm dịu chứng viêm, giảm huyết áp, giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư và cải thiện chức năng của các tế bào lót trong động mạch. Vì những lợi ích sức khỏe này, cá hồi được sử dụng để nướng, nướng, luộc, ngâm và nướng và chế biến nhiều món ăn.

Vũ Đức

Theo BusinessInsight

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!