(TSVN) – Nuôi tôm theo mô hình cũ ngày càng “khó ăn” trước dịch bệnh cùng những biến đổi thời tiết phức tạp. Bởi vậy, để ổn định hiệu quả sản xuất và tính chuyện đường dài, người nuôi cần thường xuyên cập nhập những xu hướng, công nghệ mới cũng như có sự đầu tư bài bản từ con giống, mô hình nuôi đến thức ăn cho tôm!
Dù vốn đầu tư ban đầu lớn khiến nhiều trại tôm ngần ngại trong việc chuyển đổi, nhưng thời gian vừa qua, mô hình nuôi tôm thâm canh trên ao bạt và hồ tròn nổi đang ngày càng chứng minh được tính hiệu quả trong ứng phó với biến đổi môi trường và kiểm soát dịch bệnh.
Ưu điểm của việc nuôi tôm công nghệ cao mô hình ao bạt và hồ tròn nổi là gia tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc tăng mật độ thả và chu kỳ nuôi mỗi năm. Ngoài ra, đối với mô hình ao bạt và hồ tròn nổi, chất lượng nước ao cũng được quản lý dễ dàng vì hạn chế các tác động tiêu cực khi nước trong ao tiếp xúc với đất đáy và bờ ao. Đồng thời, sự cách ly với môi trường đất bên ngoài giúp hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh do sự phát triển của ký sinh trùng hay sinh vật mang mầm bệnh trong đất và ký chủ trung gian.
Bên cạnh những ưu điểm hấp dẫn, mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn tồn tại rất nhiều thử thách như: tôm nuôi dễ bị stress, chậm lớn do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm…Vì vậy, việc chuyển đổi mô hình nuôi đòi hỏi người dân phải điều chỉnh tương ứng chế độ dinh dưỡng, và quản lý ao nuôi một cách phù hợp để có được vụ mùa thành công.
Hiểu được những trăn trở của người nuôi tôm, Cargill đã nghiên cứu phát triển và tiên phong áp dụng thành công công nghệ ép đùn trong sản xuất thức ăn cho tôm. Đây là công nghệ mang tính đột phá giúp người nuôi chuyển dịch mô hình nuôi trồng thành công và bền vững. AQUAXCEL đã chứng tỏ là giải pháp toàn diện cho các mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh.
Các ưu điểm nổi bật của thức ăn ép đùn AQUAXCEL: Giảm thiểu chi phí sản xuất; giảm sức lao động và hạn chế ô nhiễm môi trường nước trong ao; rút ngắn thời gian tăng trưởng để người nuôi chủ động tăng vụ và quay vòng vốn nhanh hơn!
Bỏ qua những khoản đầu tư ban đầu, nuôi tôm nói riêng và thủy sản nói chung, thức ăn chiếm hơn 60% tổng chi phí vụ nuôi. Do đó, để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận khi nuôi thâm canh, người dân nên cân nhắc những dòng thức ăn công nghệ đột phá như “sản phẩm ép đùn” để giảm thất thoát dinh dưỡng và tối thiểu hóa hệ số thức ăn FCR.
AQUAXCEL là thành quả của quá trình nghiên cứu không ngừng từ Tập đoàn Cargill để mang đến giải pháp tối ưu giúp bảo toàn dinh dưỡng trong quá trình cho ăn. Với sự am hiểu về dinh dưỡng, tập tính bắt mồi của tôm đồng thời ứng dụng những công nghệ Mỹ vào sản xuất, thức ăn ép đùn AQUAXCEL mang tới hiệu quả khác biệt trong tối ưu hệ số FCR thông qua:
Bởi vậy, hệ số thức ăn FCR trung bình khi sử dụng thức ăn ép đùn AQUAXCEL thường ổn định trong khoảng từ 1.1 đến 1.3. Kết quả thử nghiệm thực tế tại nhiều trại tôm tại Bạc Liêu, Cà Mau cũng cho thấy khi sử dụng thức ăn ép đùn AQUAXCEL chi phí thức ăn sử dụng thấp hơn 20% khi nuôi bằng thức ăn thông thường.
Tôm có tập tính bắt mồi khá lạ, chúng bắt lấy một viên thức ăn và tiếp tục bơi theo đàn, gặm một lúc rồi thả ra khi tìm thấy viên thức ăn mới có kích cỡ lớn hơn. Thế nên trong quá trình sản xuất, viên thức ăn AQUAXCEL đã được tính toán kỹ lưỡng sao cho có kích thước vừa với cỡ miệng trong từng giai đoạn phát triển của tôm. Cụ thể hơn, viên thức ăn AQUAXCEL có hình trụ, dạng mảnh với kích cỡ đồng đều được tối ưu riêng cho 5 giai đoạn phát triển của tôm. Nhờ đó, hạn chế được tình trạng viên thức ăn bị tôm gặm dư và bỏ lại trong quá trình bắt mồi.
Đặc biệt với kết cấu ít bụi, ngấm nước tốt và độ bền đến 2 giờ sau khi cho ăn, AQUAXCEL còn góp phần hạn chế những tác động xấu tới môi trường nuôi gây ra bởi sự hao hụt dinh dưỡng trong nước. Hàm lượng dưỡng chất còn lại trong những mảnh thức ăn bị gãy vụn vẫn cao, nước sẽ ít bị đục do nguyên nhân thất thoát dinh dưỡng từ viên thức ăn. Bên cạnh đó, những mảnh thức ăn ép đùn bị gãy ra ngoài vẫn có xu hướng dính lại với nhau và chìm xuống nước thay vì tan rã và nổi lềnh bềnh.
Môi trường ổn định sẽ giúp giảm bớt công sức xử lý nước trong ao nuôi và tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đàn tôm khi phải thường xuyên thay nước. Đây cũng là lý do vì sao nhiều trại tôm công nghệ cao tại Bạc Liêu, Cà Mau tin tưởng và đồng hành cùng AQUAXCEL trong suốt thời gian qua!
Bên cạnh việc tối thiểu chi phí và công sức lao động, thức ăn ép đùn AQUAXCEL còn giúp người nuôi tăng cường lợi nhuận nhờ chuyển hóa dưỡng chất thành tốc độ tăng trưởng thực tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe của tôm. Tôm sử dụng thức ăn AQUAXCEL có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 10 ngày tuổi và có thành ruột dày gấp đôi so với khi cho ăn bằng thức ăn thông thường. Với mô hình nuôi tôm thương phẩm, đây là yếu tố then chốt giúp người nuôi rút ngắn chu kỳ sản xuất, xoay vòng vốn nhanh, tăng số vụ nuôi trên năm và linh hoạt ứng phó với các cơ hội hay tín hiệu bất lợi từ thị trường.
Là sản phẩm tối ưu cho mô hình nuôi tôm công nghệ cao, AQUAXCEL tự hào là người bạn đồng hành cùng người dân các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau trong cuộc chiến “vượt khó” của năm 2020. Và để đón đầu xu thế phục hồi của thị trường trong năm 2021 cũng như lắng nghe những kiến thức, chia sẻ chuyện nghề nuôi tôm, tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/giaiphapthuysantoandien.
Tập đoàn Cargill