(TSVN) – Tập đoàn Thăng Long đã đầu tư hai triệu USD để thành lập trại nuôi vỗ, sản xuất giống cá điêu hồng, cá rô phi chất lượng cao, với công suất 200 triệu con giống/năm tại tỉnh Sóc Trăng.
Với sức mạnh về nghiên cứu ứng dụng, Tập đoàn đã tuyển chọn được nhiều dòng cá rô phi nổi trội cả trong và ngoài nước để xây dựng nên các “gia đình” cơ bản, qua đó áp dụng kỹ thuật lai ghép tổng hợp từ các gia đình và kỹ thuật chọn lọc dựa trên dự đoán tham số di truyền BLUP. Sau 10 năm lai tạo đa thế hệ, Tập đoàn đã lai tạo thành công dòng cá điêu hồng mới, phù hợp với môi trường nuôi tại Việt Nam.
Trại sản xuất cá rô phi của Tập đoàn Thăng Long tại Sóc Trăng
Dựa trên điều kiện môi trường nuôi thực tế tại Việt Nam, Tập đoàn Thăng Long đã xây dựng được một quy trình sản xuất phù hợp. Toàn bộ quy trình đều tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sinh học. Nghiên cứu và sử dụng thức ăn đặc chế riêng cho cá bố mẹ. Suốt quá trình ương nuôi con giống, tuyệt đối không dùng chất kháng sinh, cho ăn loại thức ăn chuyên dụng, kết hợp các loại chế phẩm sinh học, tăng cường chất dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức khỏe con giống. Tất cả cá giống đều phải trải qua xét nghiệm và đạt đủ 5 chỉ tiêu chất lượng mới được xuất bán ra thị trường. Theo kết quả thu được của người nuôi sau khi dùng con giống cá điêu hồng của Tập đoàn Thăng Long, tất cả đều khẳng định và đón nhận giống cá Thăng Long, do có đặc điểm tăng trưởng nhanh, thịt lưng dày và tỷ lệ fillet cao.
1. Lai tạo nguồn giống tốt
Cá bố mẹ khi bước vào giai đoạn thành thục sinh dục sẽ cho ăn loại thức ăn đặc chế để đảm bảo tuyến sinh dục của cá phát triển đầy đặn, nhằm giúp cá đạt được tiêu chuẩn sản xuất.
Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, màu thân trắng hồng, độ thành thục tốt và bắt cặp với tỷ lệ đực/cái là 1:2;
Kiểm soát nhiệt độ dòng chảy trong ấp và ương giống, tỷ lệ nở đạt 60%, tỷ lệ sống trên 80%;
Suốt quá trình ương nuôi phải trải qua 3 giai đoạn sàng lọc nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo sự ổn định của di truyền về màu sắc, hình thể và tốc độ sinh trưởng của cá.
Cá bố mẹ rô phi, điêu hồng Thăng Long
2. Ương nuôi cá giống
Áp dụng hệ thống xử lý nước lọc 3 cấp, nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định của nguồn nước suốt quá trình sản xuất ương giống;
Sau khi sàng lọc và quy trình chuyển giới tính đực riêng biệt, chất lượng cá luôn ổn định, tỷ lệ đực cao, hệ tiêu hóa và miễn dịch phát triển tốt, kích cỡ trung bình đạt 3.000 con/kg;
Giống được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, không mang mầm bệnh đặc trưng như liên cầu khuẩn, virus TiLV. Cá giống trước khi xuất bán được kiểm tra 5 chỉ tiêu chính là ký sinh trùng, Vibrio, sức khỏe tụ đàn, đảm bảo đều đạt được các chỉ tiêu về sức khỏe.
Cá điêu hồng giống
Dựa vào điều kiện môi trường nuôi tại Việt Nam, Thăng Long đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long Smart System (TLSS) độc đáo qua việc kết hợp được “con giống tốt + thức ăn tốt + mô hình tốt”.
Mô hình này phát huy hết đặc tính phát triển nhanh; thịt lưng dày; màu sắc, hình thể đẹp và tỷ lệ sống cao của cá giống rô phi Thăng Long.
Mô hình nuôi cá điêu hồng TLSS được nuôi thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Ương nuôi giống trong ao đất 75 ngày, mật độ 60 con/m2, kích cỡ đạt 30 – 40 con/kg, tỷ lệ sống đạt trên 80%; Giai đoạn 2: thả nuôi lồng bè 180 ngày, mật độ 110 con/m³, cỡ cá trung bình đạt 700 g/con, tỷ lệ sống đạt trên 60%.
Mô hình TLSS được cấu thành bởi ao chứa nước, ao ương, lồng bè và hệ thống tăng ôxy. Giai đoạn ương giống cho ăn thức ăn chuyên dụng nhằm tăng cường dinh dưỡng và thể chất con giống. Ngoài ra, kết hợp sử dụng các sản phẩm chế phẩm sinh học Thăng Long bao gồm sản phẩm gan bảo vệ, sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và sản phẩm diệt khuẩn, nhằm đảm bảo cá giống phát triển khỏe mạnh.
Giai đoạn nuôi trong lồng bè, sử dụng thức ăn chất lượng tốt của Thăng Long, kết hợp với sản phẩm chế phẩm sinh học, giúp cá lớn nhanh, ít bệnh tật, tỷ lệ sống cao, chi phí thấp.
Tập đoàn Thăng Long