(TSVN) – Thức ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn giống và suốt vòng đời còn lại của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Theo khảo sát, hầu hết các trại sản xuất tôm giống ở miền Trung và ĐBSCL ở nước ta, ngoài việc cho ăn xen kẽ Artemia và thức ăn tổng hợp, thì đều đang trộn các loại thức ăn tổng hợp khác nhau rồi cho ăn chung, ở cả giai đoạn Zoea, Mysis và Post Larvae. Tuy nhiên, hiện phần lớn các trại sản xuất giống ở nước ta sử dụng thức ăn vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Theo ước tính của những người sản xuất tôm giống, giá thành thức ăn chiếm khoảng 50 – 70% chi phí sản xuất giống (tính cho tới tôm PL12) tùy loại thức ăn và tỷ lệ Artemia và thức ăn tổng hợp sử dụng, trong đó thức ăn tổng hợp chiếm khoảng 25 – 50% giá thành 1 con tôm PL 12 (trung bình 30%). Do vậy việc quản lý cho ăn là vô cùng quan trọng đối với hiệu quả cũng như thương hiệu của các trại sản xuất tôm giống.
Năm 2009, Gamboa-Delgado và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu để kiểm chứng xem liệu việc kết hợp cho ăn Artemia và thức ăn tổng hợp có tốt hơn là chỉ dùng chuyên Artemia hay không.
Bảng 1: Tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển giai đoạn và trọng lượng trung bình (tính theo µg C) của TTCT được nuôi ở 5 chế độ cho ăn khác nhau
(Nguồn: Gamboa-Delgado, J. và Le Vay, L. 2009)
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 1 cho thấy, ở giai đoạn giống, với cách cho tôm ăn mà sử dụng 100% thức ăn tươi sống là Artemia hoặc 100% thức ăn tổng hợp thì đều không cho kết quả tối ưu về mặt tỷ lệ sống, tăng trưởng, và chuyển giai đoạn. Cách tốt nhất là cho ăn kết hợp cả Artemia và thức ăn tổng hợp, tỷ lệ hợp lý cả về mặt hiệu quả và chi phí là 50% Arrtemia/50% thức ăn tổng hợp.
Một niềm tin phổ biến khác đối với những người sản xuất tôm giống ở Nam Mỹ và châu Á là phải trộn nhiều loại thức ăn tổng hợp khác nhau thì sẽ có kết quả tốt hơn, đặc biệt là giai đoạn Zoea và Mysis nhất định phải sử dụng một loại thức ăn dành cho Zoea, Mysis của một hãng thức ăn châu Âu. Chúng tôi tiếp tục đi kiểm chứng niềm tin này và kết quả được trình bày chi tiết ở các thí nghiệm dưới đây.
Thử nghiệm 1 được thực hiện ở Ecuador ở quy mô phòng thí nghiệm, trên đối tượng TTCT gồm có 2 nghiệm thức với các điều kiện như nhau, chỉ khác nhau ở thức ăn tổng hợp. Nghiệm thức 1 (NT1) là sử dụng chuyên một loại thức ăn nhãn hiệu BioMar LARVIVA phân phối bởi Công ty BioMar Việt Úc (LARVIVA zoea/mysis + LARVIVA PL) ở bể 50 lít, mật độ thả là 100 Nauplii/L. Nghiệm thức 2 (NT2) là đối chứng, trộn các loại thức ăn khác nhau. Mỗi nghiệm thức có 9 lần lặp lại. Cả hai nghiệm thức đều thu hoạch tôm giống ở cỡ PL11. Kết quả cho thấy, ở nghiệm thức sử dụng chuyên một loại thức ăn LARVIVA từ Zoea, Mysis và Post Larvae thì tôm cho kết quả tăng trưởng tốt hơn 16% so với NT2 trộn nhiều loại thức ăn khác nhau.
Thử nghiệm 2 được thực hiện ở Ecuador ở quy mô sản xuất thương mại, trên đối tượng TTCT gồm có 2 nghiệm thức với các điều kiện như nhau, chỉ khác nhau ở thức ăn tổng hợp. Mỗi nghiệm thức có 2 lần lặp lại. Nghiệm thức 1 (NT1) là sử dụng chuyên một loại thức ăn nhãn hiệu LARVIVA (LARVIVA zoea/mysis + LARVIVA PL) ở bể 20 m3, mật độ thả là 150 Nauplii/L. Nghiệm thức 2 (NT2) là đối chứng, trộn các loại thức ăn khác nhau. Cả hai nghiệm thức đều thu hoạch tôm giống ở cỡ PL15 và PL16. Kết quả cho thấy, ở nghiệm thức sử dụng chuyên một loại thức ăn LARVIVA từ Zoea, Mysis và Post Larvae thì tôm cho kết quả tăng trưởng tốt hơn 17% và rút ngắn thời gian thu hoạch 1 ngày so với NT2 trộn nhiều loại thức ăn khác nhau.
Thử nghiệm 3 được thực hiện ở Mexico ở quy mô sản xuất thương mại, trên đối tượng TTCT gồm có 2 nghiệm thức với các điều kiện như nhau, chỉ khác nhau ở thức ăn tổng hợp. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1 (NT1) là sử dụng chuyên một loại thức ăn nhãn hiệu LARVIVA (LARVIVA zoea/mysis + LARVIVA PL) ở bể 20 m3, mật độ thả là 145 Nauplii/L. Nghiệm thức 2 (NT2) là đối chứng, trộn các loại thức ăn khác nhau. Cả hai nghiệm thức đều thu hoạch tôm giống ở cỡ PL5. Kết quả cho thấy, ở nghiệm thức sử dụng chuyên một loại thức ăn LARVIVA từ Zoea, Mysis và Post Larvae thì tôm cho kết quả tăng trưởng tốt hơn 36% và tỷ lệ sống cao hơn 54% so với NT2 trộn nhiều loại thức ăn khác nhau.
Nguyên nhân có được kết quả trên là thức ăn LARVIVA được thiết kế hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng chuẩn theo từng giai đoạn Zoea, Mysis, Post Larvae và có sự kết nối với nhau. Nếu như người sản xuất tôm giống chỉ sử dụng thức ăn LARVIVA giai đoạn Post Larvae mà không sử dụng LARVIVA Zoea, LARVIVA Mysis mà dùng sản phẩm khác cho giai đoạn Zoea, Mysis thì sẽ không có được kết quả tốt nhất.
Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, dễ tiêu hóa, thức ăn Biomar LARVIVA Zoea, LARVIVA Mysis còn được bổ sung thêm hai thành phần đặc biệt và độc quyền, là vi sinh Bactocell và 3 chủng nấm men, giúp cải thiện đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và ức chế sự phát triển của Vibrio. Vi sinh Bactocell (một chủng Pediococcus acidilactici) là vi sinh duy nhất được EU công nhận có tác dụng đối với thức ăn thủy sản và được phép sử dụng trong thức ăn thủy sản sản xuất tại châu Âu. Cơ chế hoạt động của Vi sinh Bactocell trong thức ăn LARVIVA là cạnh tranh về chỗ ở của Vibrio, và sản xuất acid hữu cơ ức chế sự phát triển của Vibrio, đặc biệt là Vibrio parahaemolyticus. Cơ chế hoạt động của 3 chủng nấm men trong thức ăn LARVIVA là tạo ra các thụ thể giả thu hút và kết dính rồi khóa chúng lại khiến Vibrio không thể gây hại cho đường ruột tôm, đặc biệt trong giai đoạn nhỏ.
Như vậy, có thể thấy rằng qua việc tổng hợp tài liệu nghiên cứu và trực tiếp thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm và thực tế sản xuất thì cho thấy việc phối trộn giữa Artemia và thức ăn tổng hợp theo tỷ lệ 50% Artemia/50% thức ăn tổng hợp ở các trại sản xuất tôm giống có thể mang lại kết quả tối ưu về các chỉ tiêu tỷ lệ sống, tăng trưởng và chuyển giai đoạn. Thêm vào đó, đối với thức ăn tổng hợp LARVIVA thì việc dùng chuyên một loại LARVIVA cho tất cả các giai đoạn Zoea, Mysis và PL sẽ tốt hơn là dùng kết hợp giữa LARVIVA và các nhãn hàng thức ăn khác.
Tưởng Phi Lai & Jef Peter
BioMar Việt Úc – BioMar