Xây dựng hạ tầng ngành thủy sản cho huyện đảo Trường Sa

Chưa có đánh giá về bài viết

(Thủy sản Việt Nam) – Diện tích biển Đông thuộc phạm vi chủ quyền Việt Nam khoảng chừng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền (329.600 km2). Trong khi phần lãnh thổ thuộc đất liền của đất nước cả ở rừng núi, đồng bằng, sông hồ chúng ta đều đã được tập trung khai thác tương đối hợp lý, góp phần phát triển mạnh kinh tế đất nước, thì cả một vùng biển rộng lớn bao la với trên 3.000 km bờ biển tiếp giáp thềm lục địa chúng ta chưa huy động được bao nhiêu. Tài nguyên thiên nhiên vẫn nằm im trong lò

Nghị quyết TW4( Khóa X) của Đảng đã xác định chiến lược biển của Việt Nam với một tầm quan trọng đặc biệt, trong đó tập trung quản lý, khai thác hợp lý biển Đông bảo vệ chủ quyền biển quốc gia là một trong những nội dung chủ yếu xuyên suốt. Mới đây nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng… về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 đối với vùng biển, ven biển, hải đảo: phải phát triển mạng kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo, phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao… phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị  trí, tiềm năng và lợi ích của từng đảo.

Trong suốt hơn 20 năm “đổi mới”, “mở cửa”, “hội nhập kinh tế quốc tế”. Việc khai thác đánh bắt thủy sản chủ yếu chúng ta mới huy động được sức dân, bằng chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nhiều năm khai thác ven bờ, nguồn lợi thủy sản đang cạn kiệt dần, dẫn đến nhà nước phải mở ra chương trình đánh bắt xa bờ có thể nói chưa đạt được kết quả như mong muốn, dẫn đến lãng phí, thất thoát. Điều đó cho thấy khi triển khai chương trình này, chúng ta chưa nắm bắt thực tiễn và đáp ứng đúng với yêu cầu mong đợi của ngư dân.

Đến nay, nhiều ngư dân các tỉnh trung bộ, nam trung bộ vẫn thực hiện đánh bắt thủy sản xa bờ. Điều này thể hiện rõ từ những bản tin dự báo thời tiết (VTV) đề cập tới tình hình ngư dân, số lượng tàu thuyền, đang hoạt động ở ngư trường xa bờ. Có thể thấy phần lớn tàu thuyền đánh bắt tập trung xung quanh vùng biển gần quần đảo Trường Sa. Một trong những vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam, có nguồn lợi thủy sản khá lớn. Chúng ta cũng thấy rõ, từ nơi khai thác, về đến các các ven bờ là một khoảng cách khá xa. Với số lượng thủy sản đánh bắt được của từng đơn vị tàu thuyền không lớn, kể cả đánh cá ngừ đại dương, dẫn đến chi phí cao, hiệu quả thấp, (đặc biệt trong điều kiện giá xăng dầu tăng) là điều bất hợp lý.

Đã đến lúc cần có kế hoạch xây dựng đội hình tàu mẹ – tàu con. Kể cả phối hợp liên kết lực lượng hải quân với ngư dân – tổ chức thành ngư đội thay vì hoạt động đơn lẻ ngoài khơi, giờ đây có thể ra khời từ 4 – 10 chiếc thành đội tàu, định kỳ thường xuyên liên lạc với nhau bằng bộ đàm thông báo tình hình ngư trường, sản lượng, thời tiết… Đồng thời có kế hoạch xây dựng hạ tầng tiếp nhận, chế biến, xuất khẩu thủy sản ngay tại huyện đảo Trường Sa. Đồng thời xây dựng cả trạm tiếp nhận dần cho các tàu cá ngư dân để tiếp tục đánh bắt mà không trở về bờ. Đây không phải là điều mới mẻ, vì cách đây hàng chục năm, đội tàu chở dầu của Việt Nam đã từng được nước ngoài thuê tiếp dầu, cho những tàu đánh bắt thủy sản trên vùng biển Thái Bình Dương gần Zealand. Họ hoạt động dài ngày trên biển, tùy thuộc theo tình hình luồng cá, không phụ thuộc vào đất liền, vấn đề là hiệu quả kinh tế.

Việc tiến hành xem xét, cân nhắc kế hoạch xây dựng hạ tầng, tiếp nhận, chế biến, đánh bắt thủy sản tại huyện đảo Trường Sa. Động lực thúc đẩy nghề khai thác xa bờ phát triển. Điểm nhấn khởi đầu cho sự phát triển hài hòa, bền vững các vùng; bước khởi đầu cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Việt Nam.

VĂN MINH

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!