Xử lý tảo giáp trong ao nuôi thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Pyrrophyta là một trong những nhóm tảo đơn bào, còn được gọi là Dinophyta hay tảo giáp. Một số loài Pyrrophyta có thể gây ra hiện tượng “tảo nở hoa” độc hại, ảnh hưởng đến thủy sản nuôi.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến tảo giáp trong ao nuôi phát triển quá mức như: thức ăn dư thừa dẫn đến chất dinh dưỡng dư thừa trong ao tăng cao, mưa xuống làm tăng hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong nước…

Phòng ngừa

Giảm lượng phospho trong nước là việc đầu tiên cần làm để phòng ngừa “tảo nở hoa”. Hàm lượng phospho trong nước tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến tảo giáp bùng nổ, việc cần làm lúc này là sử dụng những hợp chất có khả năng liên kết với phospho tự do trong nước, ngăn không cho phospho tái hòa tan vào lại môi trường. Zeolite là một khoáng vật tự nhiên có cấu trúc vi xốp với các khoang và kênh rỗng bên trong chứa các ion dương như natri (Na+), canxi (Ca²+), hoặc kali (K+), giúp nó có khả năng trao đổi ion và hấp thụ các chất khác nhau, bao gồm cả phospho.

Trong nước ao, các ion phosphat (PO4³-) có thể gắn kết với các ion dương (cations) này trong cấu trúc của ZEOLITE. Quá trình này giúp loại bỏ ion phosphat khỏi nước, gắn kết chúng vào zeolite. Ngoài giảm lượng phospho,

ZEOLITE còn giúp làm giảm cả hàm lượng amonium – một nguồn dinh dưỡng khác của tảo giáp. Sử dụng ZEOLITE với lượng 40 kg/1.000 m³ nước ao để giảm lượng phospho cũng như amonium trong ao nuôi.

Cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với tảo giáp bằng các vi sinh vật có lợi: Sử dụng GREEN EM 2 lít/1.000 m³ nước, sử dụng 2 lần/tuần.

GREEN EM chứa bộ ba vi sinh vật có lợi Sacchromyces, Bacillus và Lactobacillus giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ dư thừa, hấp thụ các khí độc như H2S, Nitrite, Nitrate, Amoni… khiến tảo giáp không còn thức ăn để phát triển.

Cạnh tranh ánh sáng với tảo bằng sản phẩm gây màu nước SUPER BLUE giúp hấp thụ ánh sáng, hạn chế sự quang hợp của tảo giáp giúp giảm lượng tảo.

Xử lý

Khi màu nước ao chuyển màu đỏ (có thể quan sát bằng mắt thường) hay pH về đêm giảm mạnh (chênh lệch pH đêm và ngày cao), đó có thể là những biểu hiện ban đầu của hiện tượng “tảo nở hoa”, cần phải xử lý ngay để tránh thiệt hại trong quá trình nuôi.

– Đồng sulfate (CuSO4) và các sản phẩm có gốc đồng: Có khả năng phá vỡ màng tế bào, tiêu diệt tảo giáp. Phương pháp này có ưu điểm là rẻ, hiệu quả tốt; tuy nhiên đồng khá độc với thủy sinh vật, đặc biệt là tôm nên cần sử dụng đúng liều, không nên dư thừa. Người nuôi có thể tham khảo các sản phẩm của công ty: CuSO4.5H2O, Cắt tảo nước, COP ALGAECIDE.

– SODIUM PERCARBONATE (oxy bột, oxy viên): Khi tiếp xúc với nước, sodium percarbonate phân hủy và giải phóng hydrogen peroxide, đây là một chất ôxy hóa mạnh, có thể phá vỡ màng tế bào của tảo giáp. Bên cạnh đó nó còn giải phóng ôxy giúp “cấp cứu” vật nuôi khỏi tình trạng thiếu ôxy khi tảo phát triển mạnh về đêm. Ngoài ra sodium percarbonate còn giúp tăng pH, khiến vật nuôi không bị sốc khi pH thay đổi mạnh do “tảo nở hoa”. Sử dụng hiệu quả nhất khi rạng sáng, đây là khoảng thời gian tảo giáp sinh sản cũng như lượng ôxy và pH tuột thấp, liều sử dụng 2 – 3 kg/1.000 m³.

– BKC (Benzalkonium Chloride): BKC hoạt động bằng cách phá hủy màng tế bào của tảo giáp, làm rò rỉ các thành phần tế bào và tiêu diệt chúng. Liều dùng BKC 80%: 1 lít/2.000 m³ nước để tiêu diệt tảo gây hại.

Lưu ý sau khi xử lý: Xác tảo giáp khi chết có khả năng phân hủy tạo thành các khí độc gây hại cho vật nuôi thủy sản. Do đó, người nuôi cần bổ sung lại các vi sinh vật có lợi để hỗ trợ phân hủy xác tảo (do quy trình diệt tảo cũng tiêu diệt phần nào hệ vi sinh vật trong ao nuôi). ACCELOBAC AG với thành phần Bacillus spp đậm đặc kết hợp với các enzyme như Cellulase, Protease, Lipase, Amylase sẽ giúp phân hủy xác tảo một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp ao nuôi trở lại trạng thái bình thường ngay lập tức. Sử dụng ACCELOBAC AG với lượng 100 g/1.000 m³ nước.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH KTCN Khoa Học Xanh
Địa chỉ: Lô LF26, đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An
Hotline: 091616.8200 - Website: khoahocxanh.com

Khoa học xanh

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!