Trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng của các nước bị thắt chặt do tác động của cuộc khủng hoảng nợ, thất nghiệp hay tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, thì việc đạt được kết quả xuất khẩu trong 10 tháng qua (bình quân 1 tháng đạt 500 triệu USD) là một cố gắng lớn.
Với kim ngạch xuất khẩu bình quân trong 10 tháng của năm 2012 đạt trên 500 triệu USD/tháng, đặc biệt là có xu hướng cao lên trong vài tháng nay (tháng 9 đạt 525 triệu USD, tháng 10 đạt 550 triệu USD), thì khả năng cả năm nay kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ vượt qua mức kỷ lục đã đạt được vào năm 2011. Trong điều kiện nhu cầu tiêu dùng, nhất là nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cao cấp (như tôm) của các nước bị thắt chặt do tác động của cuộc khủng hoảng nợ, thất nghiệp hay tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, thì việc đạt được kết quả như trên là một cố gắng lớn.
Thuỷ sản cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng thuộc nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản (cao gấp trên 1,3 lần kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, cao gấp gần 1,6 lần kim ngạch xuất khẩu gạo, kim ngạch xuất khẩu cà phê…). Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 6 trong các mặt hàng xuất khẩu của cả nước. Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cao hơn tỷ trọng tương ứng trong GDP (khoảng 23% so với 19,7%); tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng cao hơn tỷ trọng GDP của ngành này trong toàn bộ nền kinh tế (5,4% so với 4,1%). Nói cách khác, thủy sản đã đóng góp về xuất khẩu cao hơn cả về sản xuất.
Thuỷ sản cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng thuộc nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản (cao gấp trên 1,3 lần kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, cao gấp gần 1,6 lần kim ngạch xuất khẩu gạo, kim ngạch xuất khẩu cà phê…). Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 6 trong các mặt hàng xuất khẩu của cả nước. Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cao hơn tỷ trọng tương ứng trong GDP (khoảng 23% so với 19,7%); tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng cao hơn tỷ trọng GDP của ngành này trong toàn bộ nền kinh tế (5,4% so với 4,1%). Nói cách khác, thủy sản đã đóng góp về xuất khẩu cao hơn cả về sản xuất.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân năm qua các thời kỳ (triệu USD) – Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong các thị trường trong 9 tháng năm 2012, đã có 36 thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, trong đó có 9 thị trường đạt trên 100 triệu USD, cao nhất là Mỹ (trên 885 triệu USD), tiếp đến là Nhật Bản (gần 785 triệu USD), Hàn Quốc (gần 306 triệu USD), Trung Quốc (gần 187 triệu USD), Đức (trên 144 triệu USD), Australia (138 triệu USD), Italia (gần 113 triệu USD), Hà Lan (gần 104 triệu USD), Tây Ban Nha (gần 101 triệu USD).
Trong các thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt quy mô lớn có nhiều nền kinh tế tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, tiêu dùng bị co lại; nhiều nước cũng có biển rộng, sông dài… Điều đó chứng tỏ giá cả thuỷ sản sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam có sức hấp dẫn đối với nhiều nước, vẫn có thị trường rộng lớn.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả, nhưng xuất khẩu thuỷ sản có những hạn chế, bất cập và hiện đứng trước không ít khó khăn thách thức về nhiều mặt.
Việc nuôi trồng thuỷ sản còn gặp khó khăn về vốn; cơ sở vật chất; thuốc phòng trừ dịch bệnh; giống và thức ăn. Có thời gian do giá giảm hoặc khó khăn về xuất khẩu nên việc tiêu thụ chậm, tồn đọng lớn.
Việc nhập khẩu thủy sản để chế biến, sử dụng đã lớn (năm 2011 trên 541 triệu USD), việc đánh bắt hải sản trong thời gian qua gặp một số khó khăn như về thời tiết… Tình trạng nhiễm khuẩn vừa ảnh hưởng đến tiêu thụ, đến tín nhiệm của thủy sản Việt Nam, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của mọi người, từ người nuôi, cơ sở chế biến và cơ quan kiểm định… Cùng với việc đánh bắt, còn cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là phương tiện ngư cụ đánh bắt gần bờ để tránh tận diệt. Việc đánh bắt xa bờ tuy là chủ trương lớn và đúng, nhưng cần nâng cao hiệu quả và việc thu hồi vốn.
Về thị trường xuất khẩu, cần khai thác thị trường trọng điểm có nhu cầu lớn (nhưng tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”), tránh tình trạng bán phá giá để hạn chế việc kiện bán phá giá, đánh thuế cao,… của nước sở tại, mở rộng thị trường. Về thực chất, Việt Nam không bán phá giá, mà chủ yếu do ưu thế về thời tiết khí hậu, điều kiện nuôi, về giá nhân công rẻ, về chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái và tỷ giá tính theo sức mua tương đương còn lớn (hiện vẫn còn tới 3 lần…).