Quản lý nghề cá xa bờ ở Nhật Bản: Ba yếu tố quyết định thành công

Chưa có đánh giá về bài viết

Trong số các quốc gia hợp tác về thủy sản với Việt Nam, Nhật Bản được coi là thành công hàng đầu trong quản lý nghề cá xa bờ nhiều năm nay. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong lĩnh vực này có thể áp dụng tốt cho Việt Nam.

Thiếu và yếu Vit Nam

Hoạt động đánh bắt của Việt Nam chủ yếu đang ở quy mô nhỏ, trong vòng 3 – 10 hải lý tính từ đất liền, sử dụng tàu cá < 20 tấn. Để giảm tình trạng khai thác tài nguyên thủy sản ven bờ, Việt Nam đang tập trung vận động ngư dân đầu tư nâng cấp tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản xa bờ. Tuy nhiên, đánh bắt xa bờ còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.

Thứ nhất, khai thác thủy sản vẫn là khâu yếu nhất trong ba trụ cột khai thác, nuôi trồng và chế biến. Đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm. Lực lượng, trình độ và năng lực đánh bắt xa bờ của Việt Nam còn thua các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các điều kiện cơ sở hạ tầng (cảng cá, chợ cá, tàu thuyền, nơi tránh trú bão…) đều hạn chế. Trong khi các nước đã sử dụng tàu sắt, tàu composite cùng các thiết bị hiện đại để vươn ra đại dương thì Việt Nam vẫn ra khơi bằng tàu gỗ rất nhiều và công nghệ đánh bắt chậm thay đổi.

Thứ hai, số lượng tàu đánh bắt xa bờ có thể nhiều lên nhưng chất lượng chưa được cải thiện tương ứng. Việt Nam đã có nhiều chính sách cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ nhưng cách quản lý không đáp ứng được yêu cầu.

Để có được những đội tàu đánh bắt xa bờ ngang tầm khu vực và thế giới, Việt Nam nên chọn lọc, xem xét, học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư và hợp tác với nhiều nước, nhất là Nga, Tây Ban Nha, Nhật Bản… Ngoài ra, việc hỗ trợ ngư dân bám biển là vô cùng cần thiết để giúp ngư dân yên tâm đi biển. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản nói chung, nghề cá nói riêng cũng hết sức quan trọng. Tăng cường lực lượng kiểm ngư để kiểm soát tàu cá trong nước và nước ngoài là hết sức cần thiết. Tiếp theo là các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân theo định hướng hạn chế đánh bắt gần bờ, ưu tiên đánh bắt xa bờ. Việc tổ chức cộng đồng đánh cá là rất quan trọng đối với nghề cá; thông qua tổ chức cộng đồng mới có thể thực hiện tốt nhất các hoạt động về tiêu chuẩn hóa, quản lý, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi…

 

Cách qun lý hay ca Nht Bn

Ông Hidenao Watanabe, Trợ lý quản lý Quỹ Ủy thác Nhật Bản (Japan’s Trust Funds) cho biết, việc quản lý nghề cá xa bờ của Nhật Bản hiện được xây dựng dựa trên 3 yếu tố: kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra và kiểm soát các yếu tố kỹ thuật.

Tàu đánh cá xa b neo đu dc theo cng Miyako, Nht Bn – Ngun: Globalpost.com

Kiểm soát đầu vào bao gồm các yếu tố: số lượng và kích thước các loại tàu; ngư cụ và phương pháp khai thác; tổng sản lượng theo cường lực khai thác (TAE). Trong đó, việc quản lý tàu cá được Nhật Bản hết sức chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt.

Điều phối viên kỹ thuật của Trung tâm Phát triển Nghề cá Ðông Nam Á (SEAFDEC), Tadahiro Kawata cho biết, việc cấp phép đóng tàu ở Nhật Bản được thực hiện sau khi ngư dân có giấy phép khai thác do cơ quan chức năng cấp. Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật được thông qua thì chủ tàu phải có được giấy phép khai thác để các cơ quan quản lý nắm được những thông tin về loài và vùng khai thác ngư dân đăng ký. Từ đó, giúp các cơ quan quản lý chủ động trong việc cấp phép đóng tàu dựa trên sự cân bằng về loài và vùng khai thác. Đây cũng chính là cách quản lý mà Nhật Bản hướng tới quản lý nghề cá dựa trên nguồn lợi bền vững.

Đối với việc kiểm soát đầu ra, hay nói cách khác là kiểm soát tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) thì Nhật Bản chỉ cho phép được khai thác đối với 7 loài mục tiêu, bao gồm các loài được khai thác, tiêu dùng với số lượng lớn và quan trọng với cuộc sống người dân. Mọi sự kiểm soát đều có các luật kèm theo khung pháp lý vềnghề cá của Nhật Bản.

Song song với kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra thì các yếu tố kiểm soát về kỹ thuật (như: kiểm soát kích cỡ mắt lưới, kích cỡ cá, kiểm soát mùa khai thác và các ngư trường khai thác) cũng được thực hiện khá chi tiết tại Nhật Bản. “Mọi sự kiểm soát có thể diễn ra ngay tại các ngư trường và ngay cả trên tàu trong quá trình khai thác dưới sự kiểm tra của các thanh tra viên”, Tadadiro Kawata cho biết thêm.

Các yếu tố kỹ thuật được kiểm soát nhằm bảo vệ các vùng sinh sản, các đàn giống bố mẹ, đàn cá con, tạo điều kiện tốt nhất để nguồn lợi thủy sản được bảo tồn và phát triển một cách cân bằng giữa các vùng khai thác trong các mùa khai thác.

>> Có th thy nhiu ưu đim trong qun lý ngh cá xa b ca Nht Bn: qun lý cht ch da trên h thng theo dõi, kim tra, giám sát (Monitoring Control Surveillance); qun lý tàu cá nghiêm ngt da trên các lut; phát trin ngh cá toàn din da trên ngun li phát trin bn vng…

Hải Băng (tổng hợp)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!