T2, 06/07/2020 12:58

Thử nghiệm ương nuôi cá nheo trên lòng hồ thủy điện Sơn La (Phần 3)

Chưa có đánh giá về bài viết

>> Xem ngay: Phần 1 | Phần 2 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Nheo giai đoạn cá hương lên cá giống 45 ngày tuổi khi nuôi trong bể composit 3.3.1. Kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng giai đoạn cá hương lên cá giống Kết quả […]

>> Xem ngay: Phần 1 | Phần 2

3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Nheo giai đoạn cá hương lên cá giống 45 ngày tuổi khi nuôi trong bể composit

3.3.1. Kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng giai đoạn cá hương lên cá giống

Kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng giai đoạn cá hương lên cá giống được thể hiện tại bảng 4 và 5 như sau:

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Qua bảng 4 và 5 ta thấy rõ ảnh hưởng của mật độ tác động đến tăng trưởng cả về chiều dài và khối lượng của cá Nheo ương trong bể composit; trong đó tăng trưởng tốt nhất tại công thức mật độ 1 (40 con/m3), và kém nhất tại công thức mật độ 3 (60 con/m3).

3.3.2. Kết quả về tỷ lệ sống giai đoạn cá hương lên cá giống

Kết quả về tỷ lệ sống của cá hương lên cá giống được thể hiện tại bảng 6 như sau:

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) tại các mật độ ương khác nhau đối với cá Nheo khi ương nuôi trong bể composit. Tỷ lệ sống của cá Nheo tại mật độ 40 con/m3 là cao nhất đạt 70,33±0,58%, thấp nhất tại mật độ 60 con/m3 đạt 62,00±0,67%.

3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Nheo giai đoạn cá hương lên cá giống 45 ngày tuổi khi nuôi trong bể composit

 3.4.1. Kết quả tăng trưởng về chiều dài và khối lượng giai đoạn cá hương lên cá giống

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện môi trường khác nhau, thử nghiệm ương nuôi cá Nheo từ giai đoạn cá hương lên cá giốn được tiến hành đồng thời trong giai mắc trong lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La. Kết quả được thể hiện tại bảng 7 và bảng 8:

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Có sự sai khác không rõ rệt, có ý nghĩa (p<0,05) giữa các công thức mật độ ương khác nhau. Mật độ 40 con/m3 cho kết quả tăng trưởng về chiều dài là lớn nhất (5,87±0,058 cm). Sự khác biệt này là không lớn so với mật độ 60 con/m3 (5,70±0,10 cm).

Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng thể hiện không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

 

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tăng trưởng khối lượng khi ương nuôi cá Nheo trong giai tại các mật độ khác nhau từ giai đoạn cá hương lên cá giống.

3.4.2. Kết quả tỷ lệ sống giai đoạn cá hương lên cá giống

Kết quả tỷ lệ sống giai đoạn từ cá hương lên cá giống được thể hiện tại bảng 9 như sau

Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trên cùng một cột thể hiện không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) về tỷ lệ sống của cá Nheo ương trong giai tại các mật độ khác nhau. Điều này có thể được lý giải như sau: ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên trong lòng hồ, sự biến động của môi trường trong điều kiện tự nhiên là lớn hơn so với các biến động trong bể nên dẫn đến có sự ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của cá Nheo khi được ương trong giai. Nguyên nhân khác có thể được lý giải do khoảng cách mật độ tại các công thức là quá nhỏ (mỗi công thức lớn hơn nhau 10 con/m3), dẫn đến số liệu kết quả thu được không thể hiện sự khác biệt rõ ràng.

4. Kết luận

Mật độ ương cá Nheo từ giai đoạn cá bột lên cá hương 25 ngày tuổi 6.000 con/m3 cho kết quả tốt nhất cả về tăng trưởng và tỷ lệ sống. Kết quả ương từ giai đoạn cá bột lên cá hương tại mật độ 6.000 con cho kết quả tăng trưởng 6,03±0,058 (cm) về chiều dài, 0,0483±0,0015 (g) về khối lượng và có tỷ lệ sống cao nhất, trung bình đạt 63,18±0,17(%).

Ương nuôi cá Nheo trong bể composit từ giai đoạn cá hương lên cá giống cho kết quả tăng trưởng tốt hơn so với ương trong giai. Mật độ 40 con/m3, ương trong bể composit cho kết quả tốt nhất so với các mật độ 50 và 60 con/m3.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

Nguyễn Anh Hiếu, 2014. “Nghiên cứu khả năng phát triển nuôi cá Nheo Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) ở miền Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài. Thư viện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, 101 tr.

Nguyễn Đức Thống, 2015. “Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá Nheo (Ictalurus punctatus Rafinesque, 1818). Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản. Thư viện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, tr. 45-55.

http://sonla.gov.vn/

Tài liệu tiếng Anh

Anita, M.K., 2004. Channel catfish broodfish management. SRAC Publication 1802. Mississippi State University.

Brown, B.E., Inman, I. and Jerald, A.J., 1970. Schooling and shelter seeking tendencies in fingerling channel catfish. Trans. Amer. Fish. Soc. 99: 540-545.

Dorman, L. W., 1993. Spawning jars for hatching catfish. FSA 9071. Arkansas Cooperative Extension Service, Little Rock.

Hargreaves, J.A. and Tucker, C.S., 2004. Biology and Culture of Channel Catfish. Elsevier B V, Amsterdam, 676 pp.

Jensen, J., Durham, R. and Flynn, J., 1983. Production of channel catfish fingerlings. Circular ANR-327 Alabama Cooperative Extension Service, Auburn University, Alabama U.S.A: 19-21.

Wellborn, T.L., 1988. Channel catfish, life history and biology. The Texas A&M University System Southern Regional Aquaculture Center, SRAC Publication No. 180.

Đặng Thị Thúy Yên, Vũ Thị Thảo(1), Phạm Ngọc Tuyên(2), Lê Ngọc Khánh(3)

(1)Trường ĐH Tây Bắc, yen.tbac@gmail.com.

(2) Công ty TNHH De Heus

 (3) Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!