Phụ gia chức năng từ Phytobiotics giúp giảm tác động của EHP-WFS ở tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Ngành nuôi tôm tại châu Á đang đối mặt với những thách thức lớn do bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là hội chứng phân trắng (WFS).

Ngành nuôi tôm tại châu Á đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là những đợt bùng phát dịch bệnh, trong đó hội chứng phân trắng (WFS) là một trong những bệnh nghiêm trọng. WFS gây ra các triệu chứng như sự đổi màu trắng trong đường ruột tôm và các sợi phân trắng nổi trên mặt nước trong ao.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bội nhiễm giữa vi khuẩn Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và các loài Vibrio là yếu tố cần thiết để phát sinh hội chứng phân trắng ở tôm. EHP là tác nhân chính, làm tăng tác động của các vi khuẩn cơ hội như Vibrio, dẫn đến WFS. Tôm bị nhiễm WFS thường có sự phát triển chậm, độ chênh lệch kích cao hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao và trong những trường hợp nặng, tỷ lệ chết tăng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Để giải quyết WFS, các chiến lược quản lý ao nuôi và sức khỏe thông qua thức ăn là rất quan trọng. Phụ gia chức năng Sanacore® GM (Adisseo) là một giải pháp phytobiotics, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tôm, điều chỉnh sự phát triển của vi khuẩn và hạn chế ký sinh trùng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch để giảm thiểu sự nghiêm trọng của bệnh.

Chiến lược áp dụng tối ưu để đối phó với EHP-WFS

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Sanacore® GM đối với tôm Penaeus vannamei bị bội nhiễm EHP và Vibrio spp. Nghiên cứu được thực hiện hợp tác với Phòng thí nghiệm ShrimpVet tại Việt Nam. Các chiến lược áp dụng bao gồm liều dự phòng liên tục của phụ gia và được tăng cường với liều điều trị khi tôm xuất hiện triệu chứng bệnh.

Hình 1. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm minh họa việc sử dụng phụ gia dựa trên phytobiotics như một chiến lược dự phòng chống EHP-WFS ở tôm

Trong thí nghiệm, có hai nhóm thí nghiệm: nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm. Nhóm thử nghiệm với liều dự phòng (0,3%) trong 14 ngày đầu tiên và được tăng cường với liều điều trị 0,5% trong giai đoạn công cường độc kéo dài 10 ngày. Sau đó, nhóm thử nghiệm trở lại liều dự phòng trong giai đoạn hậu cảm nhiễm 35 ngày. Trong giai đoạn công cường độc, tôm nhiễm EHP được sử dụng làm nguồn lây bệnh và sống chung với tôm khỏe trong 7 ngày. Sau khi sống chung, tôm nguồn bệnh được loại bỏ, và tôm nhận bệnh tiếp tục được công cường độc với Vibrio spp. bằng phương pháp đường miệng.

Việc đánh giá hiệu quả của phụ gia chức năng dựa trên phytobiotics đã được thực hiện tại hai thời điểm quan trọng trong quá trình thử nghiệm. Lần đầu tiên là giai đoạn đầu, sau 7 ngày công cường độc với EHP (dpc), và lần thứ hai là sau 35 ngày, khi kết thúc giai đoạn hậu cảm nhiễm. Trong giai đoạn đầu (dpc), sự biến động kích thước tôm được theo dõi như một triệu chứng điển hình do EHP gây ra, phản ánh sự suy yếu về chuyển hóa và miễn dịch (Zhang et al., 2023). Tỷ lệ chết được đánh giá ở giai đoạn cuối, khi sự kết hợp của EHP và Vibrio gây tổn thương nghiêm trọng hệ tiêu hóa, dẫn đến tỷ lệ chết cao.

Hình 2. Các phản ứng miễn dịch được kích thích bởi Sanacore® GM, thể hiện qua số lượng bản sao EHP trong tuyến tụy (A) và tổng số tế bào máu (haemocytes) trong huyết thanh (B) ở tôm trong suốt quá trình nhiễm EHP-WFS. Kết quả được phân tích bằng phương pháp phân tích phương sai một chiều (ANOVA) và trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.

Giảm mức độ nghiêm trọng của

Hội chứng phân trắng (WFS) bằng cách giảm sao chép EHP và tăng cường miễn dịch của tôm

Phụ gia Sanacore® GM đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc giảm tải lượng EHP, với sự giảm tới 97,5% ở giai đoạn đầu sau cảm nhiễm và 39,6% ở giai đoạn cuối (Hình 2A). Điều này cho thấy phụ gia có khả năng ức chế sao chép EHP ngay từ giai đoạn đầu, giảm tiến triển bệnh và bảo vệ tôm khỏi tác hại của EHP.

Hình 3. Tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của Sanacore® GM, thể hiện qua sự giảm biến động cỡ tôm tại ngày thứ 7 sau công cường độc (A), cải thiện tốc độ tăng trưởng (B), cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) (C), và tỷ lệ sống tăng lên tại ngày thứ 35 hậu cảm nhiễm (D) ở tôm cảm nhiễm EHP-WFS. Kết quả được phân tích bằng phương pháp phân tích phương sai một chiều (ANOVA) và trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.

Hình 3. Tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của Sanacore® GM, thể hiện qua sự giảm biến động cỡ tôm tại ngày thứ 7 sau công cường độc (A), cải thiện tốc độ tăng trưởng (B), cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) (C), và tỷ lệ sống tăng lên tại ngày thứ 35 hậu cảm nhiễm (D) ở tôm cảm nhiễm EHP-WFS. Kết quả được phân tích bằng phương pháp phân tích phương sai một chiều (ANOVA) và trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.

Tế bào máu (Haemocytes), thành phần chính của hệ miễn dịch tôm, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ tác nhân gây bệnh và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy rằng nhiễm EHP làm giảm số lượng tế bào máu, cũng như hoạt động của catalase và lysozyme (Subash et al., 2022 & 2023).

Tuy nhiên, khi sử dụng phụ gia Sanacore® GM, mức tế bào máu (Haemocytes) đã tăng lên 23,5% ở giai đoạn cảm nhiễm đầu và 14,6% ở giai đoạn cuối, chứng tỏ rằng khả năng miễn dịch đã được tăng cường (Hình 2B). Điều này chỉ ra rằng phụ gia giúp kích thích sự nhân lên của tế bào máu và tăng cường khả năng kháng khuẩn, giúp tôm chống lại nhiễm trùng EHP-WFS hiệu quả hơn. Đồng thời, phụ gia này còn mang lại những cải thiện đáng kể về hiệu suất, với sự giảm biến động kích thước tôm 17% ở giai đoạn cảm nhiễm đầu, cải thiện tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày lên 8%, và giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) 1,6%. Đặc biệt, sau 35 ngày hậu cảm nhiễm, tỷ lệ sống của tôm trong nhóm thử nghiệm đã tăng lên 17%.

Kết luận

Kết luận từ nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung phụ gia chức năng Sanacore® GM giúp hỗ trợ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm bị nhiễm WFS do EHP và Vibrio spp. Phụ gia này không chỉ cải thiện khả năng miễn dịch mà còn cung cấp một giải pháp hiệu quả trong giai đoạn dễ bị tổn thương của quá trình nuôi. Khi đối mặt với áp lực bệnh, việc bổ sung phụ gia sẽ giúp giảm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, từ đó giảm thiệt hại do WFS và cải thiện lợi nhuận cho trại nuôi.

I-Tung Chen, Khin Thiri KhiT, Phuc Hoang, Maria Mercè Isern-Subich, Loc Tran và Waldo G. Nuez-OrTín

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!