Quy trình kiểm soát bệnh do vi bào tử trùng EHP bằng sản phẩm BIO

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Quy trình kiểm soát bệnh do vi bào tử trùng EHP bằng sản phẩm BIO giúp ngăn chặn hiệu quả tác nhân gây bệnh trên tôm, giảm thiểu rủi ro chậm lớn và năng suất thấp. Với cơ chế ức chế sự phát triển của EHP và tăng cường sức đề kháng cho tôm, giải pháp BIO mang lại hiệu quả bền vững, an toàn cho môi trường nuôi.

Tổng quan

Vi bào tử trùng là bệnh ở tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. Ký sinh trùng này là 1 loại vi bào tử trùng ký sinh gây nhiễm trên tuyến gan tụy của tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Nó sẽ khiến cho tôm chậm hấp thu, tôm chậm lớn hoặc gây nhiễm trùng mãn tính, nghiêm trọng hơn, tôm không lớn, ngừng phát triển,… gây thiệt hại cho người nuôi tôm.

Kiểm soát EHP

Cải tạo ao nuôi sau khi nhiễm EHP:

Đối với ao lót bạt: Xả bỏ hết nước ao nuôi, sau đó dùng Chlorine tẩy rửa vệ sinh bạt, nhằm tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn, virus,… rồi phơi ao 7 – 10 ngày. Dùng NaOH pha loãng để ngâm vệ sinh dụng cụ, hố ga,… tiêu diệt mầm bệnh EHP.

Đối với ao đất: Rất khó xử lý do vi bào tử trùng EHP có thể bám lẫn trong bùn đất. Vì vậy ngoài việc vệ sinh sạch bùn đáy ao, cần rải vôi nung CaO quanh ao liều 500 – 600 kg/1.000 m² để đưa pH = 12 và phơi trong 5 – 7 ngày để diệt hiệu quả mầm bệnh EHP. Tiếp theo, cấp nước vào, tiến hành diệt khuẩn bằng Chlorine liều 30 ppm và ngâm tiếp 10 ngày.

Sau đó tạt vi sinh BIO BACTER hoặc BIO SUPER BAC và khoáng chất vào nước ao chuẩn bị nuôi tôm để giúp phục hồi chất lượng nước ao tôm.

Trước khi thả tôm giống 3 ngày: Diệt khuẩn bằng Iodine hoặc BIO PARACIDE for Aqua liều 1 lít/1.000 m³ nước và tiến hành đo các thông số môi trường đạt chuẩn về pH, độ mặn, độ kiềm, hàm lượng ôxy hòa tan,… thì mới tiến hành thả tôm.

Chọn giống và thả giống tôm:

Chọn tôm giống khỏe mạnh, tôm được cho sản xuất từ các cơ sở uy tín chất lượng.

Xét nghiệm tôm giống bằng PCR để xác định tôm giống sạch bệnh, không nhiễm các bệnh nguy hiểm như vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy, vi bào tử trùng EHP,…

Trước khi thả giống: Tạt BIO ANTISHOCK hoặc BIO ANTISTRESS liều 1 kg/1.000 m³ nước để hạn chế tôm bị sốc.

Chăm sóc tôm giai đoạn tháng đầu tiên (giai đoạn 1):

Ngoài việc chọn thức ăn tốt, đạt chuẩn cho tôm ăn thì cần bổ sung trong mỗi cữ ăn thêm các chất tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch như Vitamin C, Beta Glucan có trong sản phẩm BIO ACTIVIT for shrimp.

Thường xuyên đo các thông số môi trường (sáng và chiều) để kịp thời điều chỉnh phù hợp bằng cách xi phông, thay nước, dùng vi sinh xử lý chất hữu cơ, chất bài thải,… duy trì môi trường nuôi tôm luôn tốt.

Thường xuyên theo dõi, quan sát tôm để phát hiện những bất thường như tôm mềm vỏ, cong thân, mòn đuôi,… có phương án xử lý kịp thời.

Chăm sóc tôm giai đoạn từ tháng thứ 2 đến thu hoạch (giai đoạn 2):

Ngoài các bước chăm sóc tôm như giai đoạn 1. Người nuôi cần lưu ý bảo vệ đường ruột tôm bằng cách bổ sung thường xuyên các dòng enzyme và men tiêu hóa như BIOZYME hoặc BIO POLYZYME for Aqua.

Định kỳ 10 ngày một đợt sử dụng sản phẩm axit hữu cơ BIO LACTAZYME for Aqua New liều 5 ml/kg thức ăn, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày để ức chế vi khuẩn có hại phát sinh trong đường tiêu hóa của tôm và hạn chế sự phát triển của vi bào tử trùng EHP.

Định kỳ thay nước, xi phông chất bài thải và xử lý vi sinh để duy trì môi trường nuôi tôm luôn tốt, thích hợp cho tôm tăng trưởng, khỏe mạnh, không dịch bệnh, cho kết quả nuôi đạt năng suất cao.

Đặng Hồng Đức
Cố vấn kỹ thuật Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!