THỨ HAI, ngày 20/1/2025

T2, 06/07/2020 01:34

WTO ra phán quyết thuận với lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc

Chưa có đánh giá về bài viết

Theo Japan News, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa ra phán quyết duy trì lệnh cấm của Hàn Quốc lên một số mặt hàng thủy sản của Nhật Bản được áp dụng từ tháng 9/2013 sau khi vụ tai nạn hạt nhân Fukushima xảy ra vào năm 2011 tại Nhật Bản.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản sang Hàn Quốc đã sụt giảm 750 triệu USD một năm sau khi Seoul mở rộng lệnh cấm.

Sản phẩm thủy hải sản từ các quận Miyagi, Iwate, Aomori, Ibaraki, Tochigi, Gunma và Chiba thuộc Nhật Bản bị cấm hoàn toàn tại thị trường Hàn Quốc từ sau thảm họa sóng thần 2011 làm nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ. Chính quyền Seoul cũng yêu cầu các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng hơn phải được thực hiện trên bất cứ sản phẩm thực phẩm nào nhập khẩu từ Nhật Bản nhằm phát hiện chất hóa học xê-đi hoặc các chất phóng xạ khác.

Năm 2015, Chính phủ Nhật Bản đã gửi đơn kiện đến WTO với các tài liệu về độ an toàn của thủy, hải sản xuất khẩu đã đạt tiêu chuẩn cơ bản và khắt khe liên quan đến vật chất có tính phóng xạ. Tokyo yêu cầu lệnh cấm được gỡ bỏ với 28 loài cá phổ biến ở Hàn Quốc. Năm 2018, Nhật Bản được WTO xử thắng kiện chống lại các lệnh cấm nhập khẩu và yêu cầu kiểm tra bổ sung của Hàn Quốc. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc không đồng ý với điều này nên đã thực hiện kháng cáo lên cấp cao hơn.

Trong phán quyết mới nhất, cơ quan phúc thẩm của WTO cho rằng các biện pháp của Hàn Quốc hoàn toàn không quá khắt khe, cũng như phân biệt đối xử đối với Nhật Bản và kết luận Hàn Quốc kháng cáo thành công Nhật Bản trong vụ kiện chống lại các lệnh cấm nhập khẩu đối với thủy hải sản gần nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima.

Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga, WTO từng công nhận thực phẩm của Nhật Bản đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn của Hàn Quốc. Vì vậy, việc Nhật Bản thua kiện là điều khó chấp nhận. Nhật Bản sẽ tiếp tục kêu gọi Hàn Quốc và các quốc gia khác đang hạn chế nhập khẩu thực phẩm Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm hoặc nới lỏng hạn chế nhằm cải thiện quan hệ thương mại với Nhật Bản.

Tuấn Minh

Undercurrentnews

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!