Thời gian gần đây, ngành thủy sản nói chung và cá tra nói riêng liên tục kêu cứu, cho thấy hiện đang là giai đoạn vô cùng khó khăn của lĩnh vực này.
Ngoài câu chuyện nổi đình nổi đám của Thủy sản Bình An Bianfisco còn là hàng loạt các vụ việc đổi chủ của các doanh nghiệp thủy sản, việc công bố các khoản nợ nần khổng lồ của những doanh nghiệp vẫn được coi là đại gia của ngành thủy sản. Bên cạnh đó còn là những dòng titre lớn trên các báo như “Giải cứu ngành thủy sản” “thủy sản kêu cứu” “doanh nghiệp thủy sản phá sản” hay “nguy cơ chết dây chuyền”… Trong đó, có việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra.
Cá tra (Ảnh: KT)
Vấn đề là tiếng kêu cứu của ngành thủy sản nói chung và cá tra vang lên cùng với rất nhiều ngành khác của nền kinh tế, và đều là những ngành quan trọng, như xi măng, sắt thép, ô tô, phân bón. Nhiều người đã nói về hội chứng kêu cứu và giải cứu của các ngành hàng từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia trung lập, kêu cứu đúng chỉ có thủy sản, vì đây là ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn, liên quan chủ yếu đến doanh nghiệp vừa và nhỏ và đặc biệt là đời sống của hàng triệu nông dân đang phụ thuộc vào ngành hàng này.
>> Liệu ngành thủy sản nói chung và cá tra nói riêng có đáng để cứu hay không? Mời Quý vị đón xem chương trình Đối thoại chính sách, phát sóng 22h15 ngày 12/12 với sự tham gia của các vị khách mời là ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT và ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Vasep. |