Du lịch và giải trí: “Mục tiêu này đo lượng du khách, số ngày nghỉ và tính bền vững của du lịch ở những khu vực biển. Du lịch biển, ven biển là một phần quan trọng trong nền kinh tế một quốc gia. Không tồn tại điểm tham chiếu tuyệt đối cho du lịch và giải trí (DL>) bởi không thể xác định được một nước có biển, liên quan biển nên có bao nhiêu hoạt động DL>.
Vì khả năng cung cấp cơ hội DL> mỗi nước khác nhau nên điểm số mục tiêu này thường được đo bằng lượng du khách đến, số ngày nghỉ lại, mức độ chính quyền địa phương và nền kinh tế tạo điều kiện cho phát triển cơ hội DL>. Những biện pháp này được so sánh với mọi nước khác. Phân loại giá trị điểm số có thể bị sai lệch do vài nước có điểm rất cao nhờ tỷ lệ cao của du lịch bởi quy mô dân số lớn. Những điểm số này không phải là điểm tham chiếu chính xác đối với nước khác, vì nguyên nhân địa lý và những lý do khác ngăn cản họ đạt mục tiêu như vậy. Do đó, điểm tham chiếu được thiết lập tại giá trị đối với nước bách phân vị thứ 90, chiếm khoảng 25% điểm tối đa đạt được bởi những quốc gia hàng đầu. Tính bền vững được đo bằng số ngày du khách ở lại trên tổng dân số nước đó và việc sử dụng dữ liệu từ Chỉ số cạnh tranh du lịch và lữ hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới (TTCI), bao gồm nhiều chỉ số: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, cơ sở hạ tầng, y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm… Những yếu tố này ảnh hưởng đến cường độ áp lực môi trường, xã hội và khả năng duy trì cơ hội DL>. Điểm mục tiêu đạt được sẽ cao hơn, khi số ngày nghỉ lại của du khách tại một nước cao hơn nước khác, khi mật độ du khách bằng hoặc lớn hơn dân số địa phương và khi điểm số TTCI cao”.
Việt Nam có nhiều khu nghĩ dưỡng ven biển, phục vụ du lịch nội địa, trong khi những du khách quốc tế lại bị hấp dẫn từ tất cả hạng mục khác. Một vài khách sạn thuộc chuỗi khách sạn quốc tế, một số khác thuộc các doanh nghiệp địa phương. Có những hình thức du lịch sinh thái và du lịch gắn với nuôi trồng hải sản như nuôi ngọc trai, cá biển và giáp xác trong lồng ở Vịnh Hạ Long, Vân Phong. Các khu bảo tồn biển như Hòn Mun (Khánh Hòa) là địa điểm lặn biển đẳng cấp thế giới. Bằng cách cải thiện công tác thu thập, công bố số liệu thống kê du lịch, ví dụ như: số lượng du khách ở lại khu resort biển, thời gian họ ở lại kết hợp lượng khách đến thăm công viên sinh thái và khu bảo tồn biển…, điểm số cho mục tiêu này có thể được cải thiện.
Rõ ràng, cần phải cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong bảng OHI và phải làm nhiều việc để sử dụng nguồn tài nguyên bền vững kết hợp với việc cải thiện thu thập và chia sẻ thông tin liên quan những vấn đề trong chỉ số cung cấp thực phẩm, sản phẩm tự nhiên và du lịch giải trí mà điểm số hiện nay còn thấp. Điều này đòi hỏi nỗ lực chung giữa Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) và cơ quan phụ trách Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Michael J. Akester
Điều phối viên dự án khu vực, Humboldt Current Large Marine Ecosystem GEG, đồng tài trợ Chile – Peru