Bình Thuận: Giãn mật độ nuôi cá lồng ở những nơi đã xảy ra tình trạng cá chết

Chưa có đánh giá về bài viết

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương vừa yêu cầu một số địa phương đã xảy ra tình trạng cá lồng chết giãn mật độ lồng nuôi và cá nuôi trong lồng.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương yêu cầu những nơi đã xảy ra tình trạng cá lồng chết chủ động giãn mật độ nuôi

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông tại Công văn số 254/SNN-TS ngày 6/2 về tăng cường phòng chống rét trong nuôi thủy sản và quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông.

Chính quyền cấp xã phối hợp tăng cường tuần tra, kiểm soát, thường xuyên theo dõi toàn bộ cống, nguồn xả thải vào lưu vực các sông cấp nước nuôi thủy sản và có hoạt động nuôi thủy sản trên sông để kịp thời xử lý khi phát hiện có dấu hiệu xả thải gây ô nhiễm môi trường. Kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp chính quyền cấp xã tăng cường tuyên truyền, vận động và yêu cầu các hộ nuôi cá lồng trên sông thực hiện nghiêm việc giãn thưa mật độ lồng nuôi, mật độ cá nuôi trong lồng.

Kiên quyết yêu cầu thực hiện nghiêm đối với các khu vực có mật độ lồng nuôi cao trong thời điểm giao mùa đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trong những năm gần đây tại các phường, xã Tiền Tiến, Nam Đồng, Ngọc Châu (TP Hải Dương); Đại Sơn, Hà Thanh, Hà Kỳ (Tứ Kỳ); Nam Hưng, Nam Tân, An Bình, Thái Tân (Nam Sách); Nhân Huệ, Cổ Thành, Văn An (TP Chí Linh).

Giám sát theo dõi và thông tin về quy trình vận hành điều tiết, điều hòa, phân phối nước cho các dòng chảy thuộc các lưu vực sông, điều tiết, thau rửa nguồn nước hệ thống Bắc Hưng Hải để người dân biết và có biện pháp xử lý kịp thời.

Phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát của cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương, chính quyền các cấp đối với các cơ sở, khu vực có nguy cơ phát tán ô nhiễm, không để lợi dụng tình hình mưa lũ, thực hiện hoạt động xả thải chất thải không được xử lý theo quy định ra môi trường, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.

Tổ chức hoạt động có hiệu quả đường dây nóng tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường, đặc biệt chú ý công tác dự báo và kiểm soát các điểm nóng về ô nhiễm môi trường.

Đó là các nội dung tăng cường công tác quản lý nuôi cá lồng trên sông và kiểm soát việc xả thải gây ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản do Sở Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương thực hiện.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường, thời gian qua việc nuôi thủy sản lồng bè trên sông chịu ảnh hưởng từ các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước nuôi thủy sản, đặc biệt khi thời tiết giao mùa, thủy văn bất thuận làm thủy sản nuôi bị chết, có thời điểm ở một số khu vực cá chết hàng loạt.

Vào đầu tháng 4/2024, tại Hải Dương đã xảy tình trạng cá lồng chết hàng loạt ở các xã, phường Tiền Tiến, Nam Đồng (TP Hải Dương); Nam Tân (Nam Sách)… gây thiệt hại hàng trăm tấn cá. Cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) đã về Hải Dương kiểm tra nhanh và kết quả cho thấy tại vị trí có nhiều cá chết, nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp, nồng độ khí độc cao.

Nguồn: Báo Hải Dương

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!