Cải tạo ao – xử lý nước đúng quy trình: Giải pháp phòng bệnh hiệu quả cho tôm nuôi

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Các nhà nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn luôn đặt vấn đề phòng bệnh cho tôm lên hàng đầu hay nói một cách khác phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết. “Cải tạo ao – Xử lý nước đúng quy trình” là một trong những công tác phòng bệnh cho tôm hiệu quả cũng như giúp cho người nuôi có được những vụ mùa thành công.

Tôm cũng như các động vật thủy sản khác thường phát triển tốt hơn khi sống trong môi trường tự nhiên. Lý do là chúng có thể di chuyển để lựa chọn cho mình một môi trường phù hợp nhất, tìm kiếm loại thức ăn phù hợp nhất và rất ít khi bị nhiễm bệnh nhờ mật độ tự nhiên không cao. Tuy vậy, tỷ lệ sống của tôm trong môi trường tự nhiên lại vô cùng thấp do có nhiều địch hại. Khả năng phát triển của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt ở những nơi mà nhiệt độ, độ mặn hoặc lượng thức ăn tự nhiên biến động lớn trong năm.

Trong môi trường ao nuôi, khi không có địch hại và được cung cấp thức ăn đầy đủ, tôm sẽ phát triển tốt, có tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, không phải người nuôi tôm nào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho con tôm. Do đó, năng suất nuôi và lợi nhuận nuôi có sự khác biệt rất lớn giữa các cơ sở nuôi tôm. Tôm thẻ chân trắng (TTCT) được nuôi ở mật độ 60 con/m2 trở lên thường bị stress do thiếu dinh dưỡng, thiếu khoáng chất, chất lượng nước thường xuyên bị biến đổi theo chiều hướng xấu hoặc lượng chất thải độc hại vượt quá mức cho phép. Các tác nhân gây bệnh nhờ đó có cơ hội tấn công, làm giảm tốc độ tăng trưởng hoặc gây chết cho tôm. Người nuôi tôm vì vậy phải hiểu biết về yêu cầu sống của con tôm để lựa chọn hoặc sáng tạo các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện tốt nhất cho tôm phát triển.

AOcare Probiotic – Vi sinh cao cấp đồng hành cùng người nuôi

Tôm sống trong nước nên vấn đề phòng bệnh không giống gia súc trên cạn. Mỗi khi trong ao tôm bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều. Các loại thuốc chữa bệnh ngoại ký sinh cho tôm thường phun trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các thủy vực có diện tích mặt nước lớn thì không sử dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cho cơ thể tôm thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, tôm không ăn, nên dù có sử dụng thuốc loại tốt cũng sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi chữa bệnh cho tôm có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh nhưng sẽ kèm theo phản ứng phụ. Đặc biệt những con khỏe mạnh cũng phải sử dụng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng.

Quy trình cải tạo ao – xử lý nước

Mục đích chính của công đoạn cải tạo ao là loại bỏ chất thải và các sinh vật có hại, tạo điều kiện tốt cho tôm nuôi. Làm tốt công tác cải tạo ao được coi như thành công đầu tiên của vụ nuôi tôm. Quy trình cải tạo ao cơ bản gồm các bước tháo cạn nước, vét bùn, phơi nắng để chất thải tiếp xúc với ôxy và bị phân hủy hoàn toàn. Tiếp theo, người nuôi sẽ bón vôi xuống đáy ao để ổn định pH, lấy nước vào ao để diệt tạp, diệt khuẩn và gây màu nước

Sau mỗi vụ nuôi, nền đáy ao thường tích tụ một lượng lớn chất thải hữu cơ rất lớn. Trong đa số trường hợp, các chất thải này đều chưa được phân hủy hết và có màu đen. Trước hết, người nuôi cần hút bớt bùn, rửa đáy ao cho thật sạch. Bùn thải phải được bơm sang ao chứa và phơi cho khô chứ không nên thải trực tiếp vào môi trường. Tiếp theo, bơm cạn nước trong ao để phơi khô, cày lật lên phơi tiếp để chất thải có đủ điều kiện tiếp xúc với ôxy, phân hủy cho hết. Nhiệt độ cao và tia cực tím từ ánh nắng mặt trời giúp tiêu diệt phần lớn các tác nhân gây bệnh hoặc sinh vật gây hại. Thời gian phơi ao càng dài, hiệu quả càng lớn. Nếu lượng chất thải nhiều, người nuôi có thể dùng máy ủi, ủi bỏ lớp đất đen bên trên của nền đáy. Số đất này nên được chôn hoặc chuyển sang một ao chứa ở cuối gió trong trang trại, không để nhiễm trở lại ao nuôi.

AOcare – Bộ sản phẩm bảo vệ ao nuôi toàn diện

Vôi thường được dùng để cải tạo ao. Tác dụng của vôi trong nuôi tôm gồm: nâng độ pH, cải tạo đất phèn, cải thiện độ kiềm, độ cứng và hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh. Trong một số trường hợp, vôi (dolomite) còn được dùng kết hợp với quạt nước để tạo độ đục tạm thời cho nước ao nuôi khi tảo không phát triển. Mỗi loại vôi có tính chất riêng và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Vôi nông nghiệp (CaCO3) được dùng nhiều trong khâu cải tạo ao vì giúp cải thiện hệ đệm, ổn định pH lâu dài trong quá trình nuôi. Người nuôi có thể sử dụng vôi CaO hoặc Ca(OH)2 để diệt khuẩn hoặc nâng nhanh độ pH cho ao nuôi. Vôi đen (dolomite) thường được người nuôi dùng để xử lý nước trong vụ nuôi. Để đảm bảo tác dụng, vôi phải được rải bằng tay đều khắp mặt đáy ao. Nên chọn mua vôi của nhà cung cấp uy tín, có độ mịn cao, độ ẩm thấp và không lẫn tạp chất.

Khi đã lấy nước vào ao, người nuôi có thể tiến hành diệt tạp. Mục đích của diệt tạp là loại trừ địch hại, sinh vật trung gian mang mần bệnh hoặc sinh vật cạnh tranh nơi ở, thức ăn với tôm nuôi. Nếu không diệt tạp tốt, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôm dễ bị nhiễm các bệnh do virus gây ra như bệnh đốm trắng, Taura, đầu vàng, hoại tử cơ… Để diệt tạp người nuôi tôm nên lựa chọn các chất có nguồn gốc hữu cơ, có khả năng phân hủy nhanh như saponin, rotenone, bã hạt trà. Tránh sử dụng hóa chất độc, chỉ có tác dụng tức thời

Công đoạn tiếp theo là diệt khuẩn và gây màu nước. Cần lưu ý là chúng ta không thể diệt toàn bộ vi khuẩn trong môi trường nuôi mà chỉ có thể làm giảm số lượng của chúng xuống dưới mức không thể gây hại cho tôm nuôi. Trong quá trình nuôi, ao nuôi có thể bị nhiễm khuẩn trở lại qua đường nước, đường không khí, con người, hoặc các nguyên liệu đưa vào ao nuôi. Để diệt khuẩn cho ao nuôi, hiện nay trên thị trường có nhiều loại hóa chất khác nhau, phổ biến nhất là Chlorine. Tuy nhiên, người nuôi cần hết sức lưu ý về chất lượng cũng như cách sử dụng của các loại hóa chất này.

AOcare 3D và AOcare Probiotic: Bộ sản phẩm xử lý nước ưu việt của Skretting

Thấy được tầm quan trọng trong khâu xử lý nước cũng như quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Skretting cho ra mắt sản mới AOcare 3D – Chất diệt khuẩn ao nuôi toàn diện – nhằm giúp người nuôi kiểm soát được tối đa mầm bệnh thông qua việc xử lý nước ao nuôi đúng cách và đúng quy trình kỹ thuật nuôi.

AOcare 3D là chất diệt trùng phổ rộng diệt được nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm, một sản phẩm mới của Skretting, nhằm giúp giảm tối đa mầm bệnh trong điều kiện nuôi khắc nghiệt, sử dụng an toàn cho tôm, cá trong  suốt chu kỳ nuôi, cải thiện năng suất và tỷ lệ sống của tôm cá, sản phẩm đa chức năng có thể sử dụng để làm sạch và khử trùng nguồn nước, thiết bị, dụng cụ và  trại nuôi, AOcare 3D có tính an toàn sinh học cao, có thể sử dụng với chế phẩm sinh học như Aocare Probiotic.

AOcare 3D với thành phần chính là potassium monopersulfate khi hòa tan vào nước tạo thành chất ôxy hóa mạnh, nó có thể ôxy hóa và ức chế men trong tế bào vi khuẩn làm cho trao đổi chất của vi khuẩn bị rối loạn gây ra sự ức chế sinh trưởng và sinh sản của vi khuẩn. Ngoài ra, AOcare 3D còn đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp giảm pH, thúc đẩy phản ứng peroxy hóa xảy ra nhanh hơn từ đó ức chế và tiêu diệt một số loại virus có trong ao nuôi. Một trong những thành phần của AOcare 3D đóng vai trò là một chất hoạt động bề mặt hiệu quả làm giảm sức căng bề mặt của thành tế bào, phá hủy màng tế bào và tiêu diệt vi khuẩn. Một đặc tính nổi bật của AOcare 3D là hoạt động tốt trong môi trường nước cứng và có nhiều cặn bã hữu cơ trong khi một số chất diệt khuẩn khác lại bị hạn chế về tính năng này.

Sau khi xử lý nước ao nuôi bằng sản phẩm AOcare 3D, người nuôi nên bổ sung AOcare Probiotic xuống ao nuôi từ thời điểm này. Mục đích là để tạo lượng vi khuẩn có lợi trong ao đủ lớn, giúp chuyển hóa lượng chất thải gia tăng rất nhanh trong ao nuôi, đồng thời lấn át các vi khuẩn có hại ngăn ngừa bệnh cho tôm. Nếu chỉ dựa vào khả năng phục hồi tự nhiên của quần xã vi khuẩn thì môi trường nuôi rất dễ bị biến đổi xấu, gây bất lợi cho tôm nuôi.

Nhằm giúp người nuôi sử dụng dễ dàng bộ sản phẩm AOcare 3D và AOcare Probiotic, Skretting đưa ra quy trình sử dụng Aocare 3D và AOcare Probiotic trong nuôi thương phẩm.

1. Quy trình ứng dụng AOCare 3D trong ao nuôi để kiểm soát mầm bệnh trong ao nuôi

2. Quy trình ứng dụng AOcare 3D với AOcare Probiotic

Sau khi diệt khuẩn bằng AOcare 3D và cấy vi sinh AOcare Probiotic, nước ao nuôi cần được gây màu, giúp tảo có lợi và các loài thức ăn tự nhiên khác phát triển. Các ao nuôi tôm có màu nước tốt và bền, tôm sẽ phát triển mạnh, có sức đề kháng tốt và có thể giảm bớt chi phí thức ăn.

Trinh Trương

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!