Cải tiến công tác ương giống giúp nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng giống cá tra

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Tình hình giống cá tra hiện nay chất lượng vẫn chưa ổn định, cá tra bột ương nuôi tỷ lệ sống rất thấp (dưới 10%)… việc tìm nguồn cá tra giống chất lượng là nhu cầu có thực. Con giống tốt góp phần nâng cao tỷ lệ sống cũng như giúp cá tra nuôi mau lớn, đạt năng suất cao.

Để có nguồn cá tra giống chất lượng cao, ngoài việc cần làm tốt khâu chọn lọc nguồn cá bố mẹ, nuôi vỗ cá tra bố mẹ đúng cách thì khâu ương cá tra bột lên cá tra giống cũng cực kỳ quan trọng, giúp cho cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao, cá giống kháng bệnh tốt, nuôi mau lớn…

Nguồn thức ăn tự nhiên cho cá tra bột

Kỹ thuật ương nuôi cá tra bột:

– Chuẩn bị tốt ao ương: Cải tạo ao loại bỏ mầm bệnh, gây màu nước, ương nuôi luân trùng, trứng nước làm thức ăn tự nhiên cho cá tra bột trong giai đoạn 15 ngày đầu tiên ương nuôi cá.

– Thời điểm thả nuôi cá tra bột: Nên thả cá lúc trời mát (tốt nhất là buổi sáng hoặc chiều mát), kết hợp tạt BIO ANTISHOCK (liều 1 kg/1.000 m3 nước) trước khi thả cá 20 – 30 phút giúp chống shock cho cá.

– Chăm sóc nuôi dưỡng: Cá tra bột những ngày đầu sẽ ăn thức ăn tự nhiên có trong nước như nhóm luân trùng, trứng nước có trong ao… và sau 10 ngày bổ sung thêm thức ăn tinh (công nghiệp) chuyên cá giống, kết hợp bổ sung dinh dưỡng BIO NUTRIFISH. Sau 15 – 20 ngày cá có thể ăn thức ăn công nghiệp. Thức ăn nên trộn kèm men Enzyme tiêu hóa, Vitamin C, Beta Glucan, cho cá giống ăn mỗi ngày để giúp cá con tăng sức đề kháng, mau lớn…

– Kiểm soát môi trường, chất lượng nước luôn tốt: Có chế độ thay nước và diệt khuẩn định kỳ (khoảng 10 – 15 ngày/lần bằng Iodine hoặc BIO PARACIDE for Aqua), nhằm giảm mật độ vi khuẩn có hại trong ao ương.

Kết hợp tạt Zeolite giúp lắng chất hữu cơ lơ lửng và cấy vi sinh bổ sung vi khuẩn có lợi (BIO BACTER hoặc BIO SUPERBAC) cải thiện, làm sạch nguồn nước ao cá, giúp cá phát triển tốt.

– Phòng trị bệnh: Có 2 nhóm bệnh thường gặp trong quá trình ương cá tra giống.

Cá bị ngoại ký sinh trùng: Biểu hiện cá sậm mình, cá ngứa ngáy, bơi lờ đờ chết rải rác sau 15 – 20 ngày ương cá giống. Giải pháp cho vấn đề này là định kỳ 2 đến 3 tuần trộn 1 đợt BIO ANTIPA (thành phần Praziquantel) ngày 1 cữ trong 2 ngày liên tiếp.

Cá bệnh do bị nhiễm khuẩn: Thường gặp là xuất huyết và gan thận mủ, cá bị nhiễm nặng có thể khiến cá giống hao hụt (chết) đến 80 – 90%. Giải pháp dùng kháng sinh điều trị bệnh. Có nhiều kháng sinh để trị bệnh này như Flor, Amox, Oxytetra, Doxy… Tuy nhiên để điều trị hiệu quả, dứt bệnh và ít tốn kém, người nuôi cần gửi mẫu bệnh về phòng Lab phân tích làm kháng sinh đồ, nhằm xác định mức độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn gây bệnh để chọn kháng sinh điều trị cho phù hợp, đạt kết quả cao.

Với cá tra bột lấy từ nguồn bố mẹ tốt, môi trường nuôi thông thoáng, chế độ dinh dưỡng phù hợp… sẽ cho đàn cá giống khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng tỷ lệ sống cao, là yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất cao khi đưa cá giống vào nuôi thương phẩm.

Đặng Hồng Đức

Cố vấn kỹ thuật thủy sản

Công ty Bio Pharmachemie

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!