Cảnh báo doanh nghiệp Algeria thiếu nghiêm túc trong giao dịch thương mại

Chưa có đánh giá về bài viết

Thương vụ Việt Nam tại Algeria vừa cung cấp danh sách một số doanh nghiệp Algeria, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông, thủy sản làm ăn thiếu nghiêm túc. Theo đó, cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cẩn trọng trong giao dịch, tránh thua thiệt.

Thương vụ Việt Nam tại Algeria vừa cung cấp danh sách một số doanh nghiệp Algeria, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông, thủy sản làm ăn thiếu nghiêm túc. Theo đó, cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cẩn trọng trong giao dịch, tránh thua thiệt.

Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã đưa ra danh sách 5 doanh nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông sản và 1 doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp thủy sản cụ thể là Công ty S.A.R.L EL NADER NEGOCE. Địa chỉ: Lots n° 202 Boumehrane, 18300 – El-Milia – Algeria. Điện thoại/Fax: +213 34 52 62 07; +21334 426992. Email: elnadersarl@yahoo.fr. Người đại diện là ông Hafid. Điện thoại di động: +33 679 55 98 19. 

Thương vụ Việt Nam tại Algeria nêu rõ: Thời gian gần đây, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã gặp phải một số vấn đề với khách hàng Algeria. Cụ thể, khi hàng đến cảng Algeria, vì một số lý do như giá hàng xuống thấp hơn so với thời điểm mua, hoặc tìm được nhà cung cấp khác với giá rẻ hơn, một số khách hàng Algeria thường không nhận hàng hoặc ép người bán phải giảm giá. Điều này đã gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. 

Mặt khác, theo quy định của Algeria, khi hàng đã vào cảng, tức là thuộc quyền sở hữu của người mua dù chưa thanh toán, thậm chí chưa đặt cọc hay cầm bộ chứng từ gốc. Nếu muốn bán cho khách hàng khác hoặc kéo hàng về nước thì nhà xuất khẩu phải có sự đồng ý và hợp tác của khách hàng. Khi hàng nằm ở cảng quá 81 ngày, Hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá, sung công quỹ. Việc thuê luật sư khởi kiện tại Algeria thường tốn kém và thủ tục kéo dài, hiệu quả không cao. Lợi dụng điều này, một số khách hàng Algeria thường gây khó dễ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi hàng đã đến cảng.

Vì thế, theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, để chắc chắn trong khâu thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu nên đề nghị khách hàng đặt cọc ít nhất 40 – 50% giá trị lô hàng hoặc sử dụng thanh toán bằng L/C không hủy ngang có xác nhận. Đã xảy ra một số trường hợp, sau khi giao dịch được vài năm khá suôn sẻ, khách đột nhiên không tôn trọng hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, khi cần thiết thì liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Algeria để nhờ hỗ trợ.

Hải Băng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!