Chế độ dinh dưỡng và chi phí sản xuất

Chưa có đánh giá về bài viết

Từ đầu tháng 5 đến nay, giá tôm liên tục giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi lo lắng; theo đó, các cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi nên đưa tôm về cỡ 40 – 50 con/kg mới thu hoạch hoặc thực hiện nuôi rải vụ, tránh thu hoạch tập trung.

Bên cạnh đó, người nuôi có thể cân nhắc giảm chi phí sản xuất bằng cách cải thiện tốc độ tăng trưởng và nâng cao hệ miễn dịch của tôm bằng các loại thức ăn có công thức đặc biệt như: hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa chất hỗ trợ miễn dịch và nâng cao sức khỏe đường ruột.

Các chất hỗ trợ sức khỏe tôm

Như đã biết, các phản ứng miễn dịch của tôm chủ yếu dựa vào hệ miễn dịch không đặc hiệu. Hệ miễn dịch này của tôm được chia thành 2 loại miễn dịch: miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Đối với miễn dịch dịch thể, Beta-glucan kích thích quá trình sản sinh các peptide kháng khuẩn. Đối với miễn dịch tế bào, Beta-glucan kích thích quá trình melanin hóa và quá trình thực bào. Ở quá trình melanin hóa, các bạch cầu hạt sản xuất ra melanin bao vây, tiêu diệt và loại bỏ tế bào vi sinh vật xâm nhập. Trong quá trình thực bào, các chất ôxy hóa mạnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn như các gốc ôxy tự do (O2), gốc hydroxyl (-OH)và hydrogen peroxide (H2O2) được sinh ra. Với khả năng kích thích hệ miễn dịch đặc biệt của tôm, Beta-glucan được bổ sung vào tất cả các dòng sản phẩm thức ăn của Skrettingnhư Mega, Gamma, Sapphire, Tomboy, Xpand…

Người nuôi tôm cần chú trọng loại thức ăn phù hợp giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận – Ảnh: SK

Vào năm 2018, Skretting đã cho ra mắt thành công sản phẩm thức ăn đặc biệt – Lorica sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm. Các nguyên liệu sử dụng để tạo ra Lorica tương tác với nhau hỗ trợ sức khỏe của tôm. Chúng góp phần giảm độ pH đường ruột của tôm, ức chế và làm giảm số lượng vi khuẩn có hại, do đó ngăn chặn sự liên kết giữa các vi khuẩn với nhau và giảm thiểu tác động của chúng. Trong năm 2016, Skretting tại Việt Nam đã tiến hành thực hiện các thử nghiệm ở các trại nuôi tôm trên khắp cả nước; đồng thời, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản của Skretting (ARC) cũng tiến hành các cuộc thử nghiệm ở nhiều quốc gia trong khu vực. Rất nhiều kết quả khả quan được ghi nhận về các thử nghiệm này: tỷ lệ tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn đã được cải thiện và hội chứng EMS cũng giảm đi rõ rệt. Ông Leger, Giám đốc kỹ thuật Skretting cho biết: “Lorica là một giải pháp giúp người nuôi tôm ngăn ngừa bệnh nhưng sản phẩm này không có chức năng chữa bệnh. Chúng tôi khuyến nghị, người nuôi tôm nên sử dụng Lorica ít nhất từ 7 đến 10 ngày trước thời điểm tôm có nguy cơ bị stress và trong tháng đầu tiên sau khi tôm sang ao”. Ngoài ra, các thành phần chứa trong Lorica làm tăng tính dẫn dụ và độ ngon miệng của thức ăn đối với tôm. Mùi hương đặc biệt của Lorica kích thích tế bào khứu giác và gai vị giác của tôm, từ đó giúp vật nuôi định vị thức ăn nhanh hơn, hấp thu được nhiều thức ăn hơn, giảm thiểu thất thoát. Lượng thức ăn sau khi được hấp thụ cũng được tiêu hóa và chuyển hóa hiệu quả hơn nhờ đặc tính hỗ trợ tiêu hóa của các thành phần trong Lorica. 

 

Công thức thúc đẩy tăng trưởng

Giảm chi phí sản xuất bằng cách rút ngắn thời gian đưa tôm về kích cỡ mong muốn là một phương pháp hữu hiệu.

Protein (hay cụ thể là các axit amin) được biết đến là nguyên liệu được động vật sử dụng để xây dựng cơ thể (mô, cơ). Mặt khác, protein cũng được sử dụng như một nguồn năng lượng. Đặc biệt trong các trường hợp thiếu hụt năng lượng, thì protein sẽ bị chuyển hóa đầu tiên để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống cơ bản của vật nuôi. Thức ăn thiếu hụt protein khiến tôm chậm lớn, dễ mắc các bệnh do dinh dưỡng gây ra. Tuy nhiên, nếu thức ăn chứa hàm lượng protein quá cao cũng không làm tôm lớn nhanh hơn mà còn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường ao nuôi. Thức ăn đạt hiệu quả kinh tế nhất là thức ăn không chỉ có hàm lượng protein vừa đủ mà còn phải phải đáp ứng được nhu cầu về axit amin của tôm. Hiện tại, Tomboy Tăng Trọng (TBTT) là dòng sản phẩm thức ăn được Skretting thiết kế đặc biệt cho tôm ở giai đoạn gần thu hoạch. Thức ăn TBTT không chỉ chứa hàm lượng protein (chất đạm) vượt trội mà còn có hàm lượng từng loại axit amin đáp ứng cho sự phát triển tối đa của tôm có trọng lượng từ 5 g trở lên. Ngoài ra, nhu cầu protein của tôm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: giai đoạn phát triển, sức khỏe của tôm, mật độ nuôi, các yếu tố môi trường nuôi (nhiệt độ, pH, độ mặn, ôxy hòa tan…). Những yếu tố này thay đổi theo thời gian và vị trí địa lý nên người nuôi có thể liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của Skretting tại địa phương để được tư vấn cụ thể hơn. 

>> Mỗi loại thức ăn đều có những thế mạnh riêng, người nuôi nên cân nhắc lựa chọn loại thức phù hợp nhất với từng giai đoạn nuôi hoặc tình trạng sức khỏe của tôm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận khi thu hoạch.

Thanh Trúc (Skretting Việt Nam)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!