(TSVN) – Ngày 26/6, Báo cáo “Vulnerability of Blue Foods to Human-induced Environmental Change” (tạm dịch: Tình trạng cận nguy cấp của thủy, hải sản trước biến đổi môi trường do con người gây ra) đã được công bố trên Tạp chí Nature Sustainability.
(TSVN) – Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những nhà sản xuất thực phẩm từ thủy sản rất dễ bị tổn thương trước sự thay đổi môi trường. Các quốc gia có nguy cơ cao nhất và khả năng thích nghi thấp nhất nằm ở châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi.
(TSVN) – Ngày 6/6/2023, UBND tỉnh Bình Định ra Quyết định số 1989/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định; giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức triển khai thực hiện.
(TSVN) – Ngày 25/5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS) đã đưa ra thông báo về việc đình chỉ chứng nhận 609 đối với nghề khai thác tôm đánh bắt tự nhiên ở các bang Kelantan, Terengganu, Pahang và Johor của Malaysia. Điều này có nghĩa là tôm đánh bắt ở các vùng này không thể nhập khẩu vào Mỹ. Việc cấm nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 1/6.
(TSVN) – Ngày 19/5/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 3556/BTNMT-TTTT gửi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023.
(TSVN) – Từ ngày 8 – 10/5, Hội nghị Thượng đỉnh Sứ mệnh đổi mới nông nghiệp vì khí hậu (AIM4C) do Mỹ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đồng chủ trì diễn ra tại tại Washington, Mỹ; với sự tham dự của gần 1.000 nhà lãnh đạo nông nghiệp, nhà sản xuất, các nhóm xã hội dân sự, các nhà khoa học, nghiên cứu khắp thế giới. Đây là sáng kiến do Mỹ và UAE đề xướng năm 2021, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26).
(TSVN) – Cách thức xử lý “bài toán” bảo tồn đa dạng sinh học ở từng quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần phù hợp với yêu cầu phát triển. Quy hoạch phải đáp ứng yêu cầu phát triển, có tầm nhìn dài hạn, là công cụ định hướng chủ trương ưu tiên đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, trên quan điểm “phát triển dựa trên bảo tồn, bảo tồn vì mục đích phát triển”.
(TSVN) – Ngày 18/4, Chi cục Thủy sản Bình Định đã tiến hành thả một cá thể đồi mồi dứa do người dân giao nộp về lại môi trường tự nhiên.
(TSVN) – Đây là một trong những định hướng, nhiệm vụ của Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023.
(TSVN) – Ngày 28/3/2023, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản và tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) phối hợp tổ chức Hội thảo Góp ý báo cáo tổng kết “Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích ngư dân thu đổi, tái chế rác thải nhựa trong khai thác thủy sản”.