Sáng 31/5, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở ấp Sáu Biển, xã Nam Thái, huyện An Biên (Kiên Giang) lo lắng khi nhìn thấy dưới dòng kênh cá chết hàng loạt.
Nhờ nuôi cá lồng bè trên sông, nhiều hộ gia đình đã vươn lên khá giàu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng lâu dài, người nuôi cần chú trọng vấn đề môi trường và nuôi theo đúng vùng quy hoạch.
Sáng 29/5, Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh đã tổ chức thả 205 nghìn con cá giống (rô đồng, chép, trê, rô phi) xuống dòng kênh Tàu Hũ – Bến Nghé và Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tham dự có đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố.
Ngày 26/5, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị cho biết, cơ quan này vừa tiến hành kiểm tra, tìm hiểu thực tế mức độ ô nhiễm môi trường khu vực chung quanh nhà máy chế biến bột cá của doanh nghiệp tư nhân Ngọc Tuấn và bãi tắm Cửa Tùng, Quảng Trị.
Theo ông Nguyễn Văn Quyết, Trưởng thôn Tĩnh Lộc (Nghĩa Trung – Việt Yên – Bắc Giang), trong vòng một tuần qua đã có khoảng 3 tấn cá thương phẩm và cá giống chết rải rác tại các ao nuôi, cá chết nhiều vào những ngày nắng nóng.
Sở TN-MT đã tham mưu UBND tỉnh ra quyết định thu hồi của Công ty cổ phần xây dựng công trình A.E 46,59 ha và 27,52 ha đất của Công ty Asia Hawaii Ventures để giao cho chính quyền địa phương sử dụng theo quy hoạch.
Theo Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), qua việc lấy mẫu nước xét nghiệm tại vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ Kim Sơn (Ninh Bình) vào ngày 16/5 đã phát hiện mật độ tảo độc Pseudonitzchia sp. vượt mức giới hạn cho phép.
Vài năm trở lại đây, cá lau kiếng – một loài sinh vật ngoại lai có nguồn gốc từ Nam Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều ở các kênh, rạch, ao, đìa trong tỉnh. Ban đầu loài cá này được những người chơi cá nhập về để nuôi làm cảnh nhưng sau đó đã thoát ra ngoài sinh sôi nảy nở và ảnh hưởng tới quần thể sinh thái và thủy cầm bản địa.
Những mẩu cá vụn phơi “lồ lộ” trên mặt đường gây mất mỹ quan đô thị, những hàng cá tự phát để nước thải rỉ xuống lòng đường bốc mùi hôi thối… Cứ đến cao điểm mùa hè, tuyến đường Hoàng Sa lại trở thành “bãi đáp” lý tưởng cho hoạt động chế biến, buôn bán hải sản của bà con ngư dân nơi đây. Cái lợi trước mắt là tiền về túi dân nhưng thiệt chung là những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch của thành phố.
Từ đầu tháng Năm đến nay, người nuôi ngao ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tiếp tục lâm vào cảnh điêu đứng khi ngao chết hàng loạt do nắng nóng và thiếu thức ăn.