Ngày 25/8 tại vịnh Mân Quang (Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) xuất hiện tình trạng cá nuôi có giá trị kinh tế cao như cá dìa, cá mú, cá hanh tại 15 lồng bè của người dân chết hàng loạt (ảnh).
Ngày 19/8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.
Sáng 19/8, Viện Hải dương học cũng đã hội ý về việc cầu gai cát xuất hiện dày đặc ở bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa).
Sông Sê Rê Pốc bắt nguồn từ dãy núi Cư Yang Sin, chảy về phía Tây Bắc các tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông rồi đổ về sông Mê Kông. Đây là con sông lớn nhất ở Nam Tây Nguyên.
Theo nhận định của các ngành chuyên môn thì nuôi thâm canh, bán thâm canh là yếu tố gây áp lực môi trường đối với một số vùng nuôi mà hệ thống thủy lợi chưa thông thoáng.
Thiên nhiên vốn ưu đãi cho TP Hải Phòng là tổ hợp tài nguyên, môi trường phong phú, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Song khu vực này đang chịu tác động từ nhiều phía, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, làm hạn chế sự phát triển của ngành thủy sản thành phố cảng.
Nuôi tôm trên cát đem lại nguồn lợi không nhỏ cho người dân Phú Yên, nhưng tình trạng phát triển ồ ạt như hiện nay có thể khiến địa phương phải trả giá đắt.
Trước thực trạng cá chết hàng loạt ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Chi cục Thú y Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả khẳng định cá chết là do môi trường nước không đảm bảo.
Người dân ở 2 thôn An Lương và Trung Phường (xã Duy Hải, H. Duy Xuyên, Quảng Nam) phản ánh bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường do cơ sở chế biến cá đặt tại thôn An Lương của ông Đinh Công Còn (trú xã Cẩm An, Hội An) gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Gần 1 tháng nay, tình trạng tôm, cá chết rải rác tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, gây thiệt hại lớn về tài sản khiến nhiều hộ nuôi hoang mang vì nguy cơ trắng tay.