Mùa hè thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ tăng cao và kéo dài làm cho nước sông hồ, cửa biển và trong ao nuôi bị cạn kiệt, các chỉ số của môi trường ao nuôi tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con tôm, có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế nếu không có biện pháp quản lý chăm sóc kịp thời và hiệu quả.
Các kỹ sư Diên Khánh giúp bà con nông dân kiểm tra bệnh tôm
Trong mùa nắng nóng, các chỉ số môi trường ao nuôi như: pH, độ kiềm, độ mặn, nhiệt độ nước… luôn biến động và tăng cao sẽ khiến các loại thực vật thủy sinh trong ao tôm bị chết và phân hủy nhanh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các loại tảo gây hại phát triển với mật độ dày, đặc biệt là tảo lam (cyanophyta), tảo giáp (dinophyta), chúng sẽ tiết ra độc tố cyanotoxin gây hại cho tôm. Mặt khác, tảo tàn còn làm thiếu ôxy hòa tan trong nước, biến động pH, làm độ trong của nước sụt giảm và lượng khí độc tăng cao. Con tôm dễ bị nổi đầu vào buổi sáng do thiếu ôxy hòa tan, trường hợp nặng sẽ dẫn đến tôm chết hàng loạt. Vì vậy, để phòng chống, bà con cần chuẩn bị sẵn bộ đôi SUPERCHARGE + HYBACTZYME, khi tôm có dấu hiệu nổi đầu, tạt sản phẩm xuống ao, nhằm tăng lượng ôxy hòa tan, giảm khí độc hại, duy trì màu nước đẹp, kích thích tôm lột xác và phòng được cả bệnh đỏ thân do thiếu ôxy.
Những yếu tố môi trường ao nuôi tôm càng thay đổi đột ngột hơn khi xuất hiện những cơn mưa trái vụ hay đầu mùa. Nước mưa cuốn trôi các chất thải, phèn trên bờ xuống ao gây ra hiện tượng phân tầng nước, pH sụt giảm, tảo tàn, khí độc tăng… Đồng thời, các yếu tố môi trường bị thay đổi đột ngột làm cho quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng nhanh, sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, nhất là vi khuẩn gây bệnh EMS xâm nhập qua đường tiêu hóa, phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm, làm tôm chết hàng loạt. Mặt khác, tôm cũng rất dễ mắc bệnh phân trắng do ăn phải tảo độc (tảo lam, tảo roi đỏ, tảo giáp…), các chất độc sẽ phá vỡ tế bào thành ruột của tôm và có thể ảnh hưởng đến khối gan tụy. Do vậy, bà con cần lưu ý tăng cường các loại dinh dưỡng giúp bổ gan, tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh gan tụy, đốm trắng như: PEPTIVIT, PHOSPHOCAL, OCEANIC GOLD, HELP-G, HEXANIC, SPIROCY hoặc PROBOOST.
Thêm vào đó, khi nhiệt độ nước tăng trên 320C, tôm ít hoạt động, ngừng ăn và vùi mình xuống bùn, do đó tôm rất dễ hít phải các loại khí độc và bị bệnh đóng rong, đen mang. Khi có hiện tượng này, bà con hãy tạt GLUTARAX V8 xuống ao nuôi sẽ mang lại hiệu quả cao, đồng thời diệt được một số vi khuẩn trong đường máu và vỏ tôm, virus Taura, đốm trắng.
Ngoài ra, khi các yếu tố môi trường dao động nhiều, đặc biệt là pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5 mà tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng vó, nhá, chài thường xuyên sẽ làm tôm búng lên mặt nước nhiều, dẫn đến bệnh cong thân và đục cơ trên tôm. Vì thế, bà con cần hạn chế chài bắt tôm nhiều và bổ sung BETTER V8 trong thức ăn để phòng trị bệnh cho tôm.
Một điều rất quan trọng để có được vụ nuôi thành công cũng như việc chăm sóc phòng trị bệnh cho tôm mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu ô nhiễm đó là công tác xử lý môi trường nước ao. Dùng NEW PRAWBAC 9999 để khử khí độc, phân hủy mùn bã hữu cơ và bổ sung vi sinh giúp làm sạch bùn bã đáy ao định kỳ. Khi tảo phát triển mạnh (màu nước xanh đậm đặc), độ trong giảm dùng KC CONC 80 hoặc EXTRADINE 9000 để diệt tảo, diệt khuẩn, các mầm bệnh và sát trùng môi trường nước. Trong thời gian tiến hành nên tăng cường quạt khí và sau đó bón chế phẩm vi sinh để phục hồi hệ vi sinh vật trong ao. Một số sản phẩm có thể giúp khôi phục và bổ sung hệ vi sinh vật có ích cho môi trường ao nuôi như O2 SW hoặc SUPERCHARGE, vừa để có được màu nước đẹp. Duy trì ổn định pH trong giới hạn cho phép (7,5 – 8,2) bằng khoáng DEMECTITE + CLIMAX. Bộ đôi này giúp hấp thu các loại khí độc, kết tủa kim loại nặng, hạ phèn, tăng hàm lượng khoáng trong môi trường nước và giúp tôm tăng trưởng kích thước, lột vỏ nhanh, đồng thời cải thiện các chỉ số môi trường nước ổn định cho sự sinh trưởng của con tôm.
Bên cạnh đó, bà con nuôi tôm công nghiệp cần phải có đó là ao trữ lắng. Ao không chỉ để cấp nước lúc cần thiết mà còn là nơi cắt đứt mầm bệnh lây lan từ bên ngoài khi vùng nuôi có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, bà con cần phải xử lý nước ở ao lắng trước khi dẫn vào ao nuôi tôm bằng các sản phẩm diệt khuẩn, diệt tảo và sau khi khử trùng nên tiến hành cấy lại vi sinh bằng các chế phẩm sinh học.
Ngoài ra, cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường cũng như hoạt động của con tôm và đề phòng tôm bị sốc khi môi trường thay đổi đột ngột. Đồng thời, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng vào trong thức ăn, Vitamin C, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho con tôm bằng một số sản phẩm như: HELP-G, CREAM V8, K.C-C, KASET-C. Và cố gắng duy trì mực nước trong ao tối thiểu là 1 m để đảm bảo độ ổn định của nhiệt độ nước trong ao.