Đã kiểm soát được kháng sinh cấm trong thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Theo Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, các loại thủy sản nuôi như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi ở các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không bị phát hiện các loại kháng sinh cấm khi kiểm tra.

 

Người dân đang thu hoạch tôm. Ảnh: TL.

Lý do để cơ quan phụ trách phía Nam thuộc Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) có đợt kiểm tra tổng thể chất kháng sinh tại các tỉnh là do hiện nay, số nước nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc tăng cường kiểm ra các chất kháng sinh cấm như ethoxyquin, trifluralin… từ tôm Việt Nam hay số lượng, tần suất các đoàn thanh tra thủy sản như Mỹ, Nga, Úc, Brazil đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn so với những năm trước.

Do đó, Nafiqad đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra. Kết quả, trong 14 tỉnh thành đã được cơ quan quản lý chất lượng nông lân sản và thủy sản Nam bộ đến lấy mẫu kiểm tra đều không phát hiện chất kháng sinh cấm như enrofloxacin, thuốc diệt nấm, ký sinh trùng có chứa chất trifluralin, prasiquantel…

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, cho biết cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ không phát hiện ra những chất cấm trong nuôi trồng thủy sản là do người nuôi tôm đã ý thức được vấn đề sử dụng các loại kháng sinh cấm trong nuôi tôm hay cá tra.

Bên cạnh đó, người nuôi cũng đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại chất kháng sinh khác thay thế chất cấm. Tuy nhiên, ông Nhiệm cho rằng, đối với các thành viên trong hiệp hội vấn đề đang đối diện hiện nay không phải là các chất kháng sinh cấm mà là thiếu vốn để tiếp tục nuôi tôm.

“Mấy năm nay, người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã cấm giấy tờ nhà để vay tiền ngân hàng nuôi tôm nhưng do tôm chết nhiều, người nuôi bị thua lỗ khiến khoản vay trước đó chưa trả cho ngân hàng nên hiện tại nhiều hộ dân không còn vốn để tiếp tục”, ông Nhiệm nói.

>> Nafiqad cho biết, hiện các tỉnh Binh Thuận,Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang do môi trường không ổn định nên tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm trắng, đỏ thân, hoại tử gan. Đây cũng là những bệnh gây chết tôm hàng loạt tại các tỉnh phía Nam trong hơn hai năm qua. Còn bệnh trên cá tra, theo ghi nhận của Nafiqad, chỉ mới xuất hiện ở Vĩnh Long.

Theo Bộ NN&PTNT hiện bệnh đốm trắng và hoại tử gan đã gậy thiệt hại lớn cho người nuôi tôm, khi số tỉnh thành xuất hiện hai bệnh này ngày một nhiều.

Cụ thể, năm 2011 chỉ có 13 tỉnh thành xuất hiện bệnh đốm trắng, 9 tỉnh có tôm bị chết về hội chứng gan tụy, nhưng qua năm 2012 đã có 19  tỉnh thành có tôm bị bệnh đốm trắng và gan tụy với tổng diện tích có tôm bị chết là gần 6.150 héc ta, tăng gần 20.000 héc ta so với năm trước. Trước đây, hai bệnh này chỉ xuất hiện ở ĐBSCL nay đã lan ra cả nước. Vào năm 2012, tỉnh bị thiệt hại lớn nhất là Trà Vinh khi có gần 36,5% diện tích nuôi.

Ngọc Hùng

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!