Nhiều nông dân ĐBSCL sở hữu đất đai, diện tích mặt nước nhờ mạnh dạn vay vốn ưu đãi từ TPBank để phát triển sản xuất nông nghiệp, đã đổi đời chỉ trong vòng 1, 2 năm.
Ảnh minh họa
Cách đây 2 năm, sau những thăng trầm, giá tôm bắt đầu phục hồi và tăng bật, nhưng sau cơn thất trận trước đó, những gì còn lại của gia đình anh Công (An Giang) chỉ là đất đai, mặt nước bạt ngàn. Công cần vay 500 triệu đồng để ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất trở lại, nhưng vay nóng lãi suất “cắt cổ” lại chứa đựng quá nhiều rủi ro.
Trong cơn sóng gió về nguồn vốn, anh mạnh dạn tới TPBank An Giang để trình bày nguyện vọng, và được tư vấn gói vay VNSAT (chuyển đổi nông nghiệp bền vững) chỉ 6%/năm, thời hạn vay tới 60 tháng, gốc và lãi được trừ dần hàng tháng nên áp lực trả tiền lãi cũng nhỏ dần.
Sau 2 năm mạnh dạn đầu tư sản xuất với sự giúp đỡ của nguồn vốn ưu đãi nói trên, Công lấp đầy được diện tích mặt nước nuôi tôm trong nhà bạt, đầu tư được nhà xưởng sơ chế hiệu quả, con tôm đạt chuẩn, đã có lãi gấp đôi vốn đầu tư.
Trường hợp khác, hộ kinh doanh của anh Văn Mười Hai tại Cần Thơ có nghề trồng cây ăn trái lâu đời, đi từ quy mô nhỏ lẻ, chưa bao giờ cần vay vốn ngân hàng, nhưng đến năm 2017, hướng với việc trồng thanh long, vú sữa xuất khẩu, anh cần phải chuyển đổi sang mô hình canh tác hiện đại, đạt chuẩn của các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản mà thiếu vốn đầu tư. Nhờ được tư vấn, anh Mười Hai đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay của TPBank, dự kiến, sau 3 năm anh sẽ đạt lợi nhuận thấp nhất 500 triệu đồng/vụ, hoàn vốn vay và bắt đầu có nguồn thu lớn nhờ thị trường ổn định.
Công và anh Mười Hai là hai trong nhiều nông dân các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ… đã nắm lấy cơ hội đổi đời từ nguồn vốn vay ưu đãi cho phát triển sản xuất nông nghiệp của TPBank. Hiện TPBank đang đưa ra gói vay dành riêng cho sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL với lãi suất chỉ từ 6.5%/năm trong 3 tháng đầu tiên, số tiền cho vay lên tới 2 tỷ đồng/khách hàng, thời gian vay tối đa tới 60 tháng.
Theo đại diện TPBank, những năm gần đây nông nghiệp bắt đầu có nhiều cửa sáng, những sản phẩm của nhà nông được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, thu lợi nhuận lớn, tuy nhiên nông nghiệp lại có đặc thù là ngành “khát vốn” khi chưa có nhiều gói vay tốt từ các ngân hàng. Thấu hiểu điều này, TPBank đã dành 1.000 tỷ đồng ngân sách cho các gói vay đặc thù riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng hành cùng Dự án VNSAT (chuyển đổi nông nghiệp bền vững) cấp nguồn vốn ưu đãi, đẩy lùi nạn tín dụng đen đang bủa vây nông dân ĐBSCL, Tây Nguyên. Nhờ quyết liệt tiếp cận, nghiên cứu về đặc điểm địa phương, đơn giản hóa các thủ tục và đẩy nhanh tốc độ phê duyệt, giải ngân, TPBank đã xây dựng được uy tín, trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân tới đề nghị cấp vốn.
Nhật Phương