Đề án 52 tại Thừa Thiên – Huế: Khi địa phương chủ động vào cuộc

Chưa có đánh giá về bài viết

Đề án 52 đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong công tác DS – KHHGĐ tại nhiều địa phương thuộc Thừa Thiên – Huế. Góp phần không nhỏ vào thành công này chính là sự vào cuộc của các cấp, ngành và ý thức của người dân.

Chính sách hỗ trợ thủy sản

Thừa Thiên – Huế có 126 km bờ biển và hơn 22.000 ha diện tích đầm phá Tam Giang – Cầu Hai; 45 xã, thị trấn có biển, ven biển và đầm phá với trên 35 vạn dân. Trong đó, có gần 23 nghìn lao động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển khai thác hải sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đến nay, toàn tỉnh có 1.941 tàu thuyền máy khai thác cá biển với tổng công suất 73.726 CV; trong đó, 235 chiếc trên 90 CV có phương tiện kỹ thuật đảm bảo hoạt động bám biển, xa bờ; 25 tàu được trang bị hiện đại các hệ thống định vị vệ tinh hoạt động dài ngày trên biển; hơn 70 tàu đánh bắt kết hợp dịch vụ nghề cá trên biển. Bên cạnh đó, Thừa Thiên – Huế đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Trung ương, nhất là các chính sách khai thác thủy sản đầm phá; phân quyền trong khai thác và quản lý ngư trường, khu bảo vệ thủy sản cho các chi hội nghề cá cơ sở…

Ngư dân khai thác thủy sản tại Phá Tam Giang – Ảnh: Xuân Trường

Theo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh, năm 2013, toàn tỉnh có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn gần 4.300 ha, đạt 100% so kế hoạch năm. Đến thời điểm hiện tại, sản lượng thu hoạch đạt 3.361 tấn tôm, cá; trong đó, gần 2.000 tấn tôm. Vụ nuôi năm nay, ngành thủy sản tỉnh đã hướng dẫn người dân áp dụng và phát triển mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP, cung ứng cho thị trường sản phẩm sạch, hiệu quả kinh tế cao. Đời sống người dân tại các vùng ven biển được cải thiện đáng kể, thu lợi từ mỗi chuyến ra khơi, kết hợp với phát triển nuôi thủy sản đã góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, nhiều hộ đã thoát nghèo.

 

Ưu tiên công tác dân số

Thừa Thiên – Huế là một trong những địa phương trong cả nước có sự phối hợp với 20 ban, ngành, đoàn thể lồng ghép các hoạt động DS – KHHGĐ. Nguồn kinh phí phục vụ công tác dân số luôn được chú trọng và ưu tiên; nếu năm 2005, tổng kinh phí là 6,578 tỷ đồng thì đến năm 2012 đạt 16,885 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương (huyện, xã) chiếm 50,1%. Tỉnh cũng thực hiện một số chính sách nhằm khuyến khích đội ngũ làm công tác DS – KHHGĐ, như: tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách dân số vào biên chế trạm y tế xã; phụ cấp hệ số lương 0,2 mức lương tối thiểu/người/tháng (tương đương 230.000 đồng) cho cộng tác viên thôn, bản, tổ dân phố. Theo bà Hoàng Thị Tâm, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh, mỗi năm tỉnh hỗ trợ ít nhất 1,5 tỷ đồng cho công tác truyền thông. Ngay từ đầu năm, Chi cục DS – KHHGĐ đã ký kết các chương trình phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, mỗi ngành 20 – 25 triệu đồng/năm. Tháng 10 hằng năm, Chi cục tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sự phối hợp này trên quan điểm: Ngành nào làm tốt sẽ được nhận thêm kinh phí đầu tư; và ngược lại, ngành nào làm chưa tốt sẽ phải xem xét cắt giảm.

 

Nhiều mô hình hiệu quả

Từ năm 2001, Thừa Thiên – Huế đã triển khai mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ ba trở lên” và trong giai đoạn 2011 – 2015 tiếp tục được triển khai với sự tham gia chỉ đạo của Sở Y tế, Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH – TT & DL), bằng việc lồng ghép đưa chính sách DS – KHHGĐ vào hương ước, quy ước làng, thôn, bản, tổ dân phố.

Vai trò mỗi bên tham gia cũng được phân định rõ, với Ủy ban MTTQ tỉnh chỉ đạo Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể triển khai có hiệu quả mô hình gắn với các chương trình do Ủy ban MTTQ chỉ đạo. Sở VH – TT & DL lồng ghép mô hình trên vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa lồng ghép đăng ký xây dựng mô hình. Từ đây, Sở đã có hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng, thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh; trong đó, “thực hiện nghiêm túc chính sách dân số” là một trong những tiêu chí bắt buộc, nếu vi phạm sẽ không xét công nhận đạt chuẩn văn hóa…

Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng hướng đến chuyển đổi hành vi, việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ được ngành y tế tích cực triển khai. Hằng năm, ngành y tế phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 2 – 3 đợt chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc đến vùng khó khăn, vùng nông thôn, vùng có mức sinh cao và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Kết quả, số huyện đáp ứng dịch vụ KHHGĐ năm 2008 đạt 88%; đến tháng 6/2013 đạt 100%. Tỷ lệ số xã đáp ứng dịch vụ KHHGĐ thường xuyên năm 2007 là 59%; đến tháng 6/2013 đạt 100%. Số người sử dụng biện pháp tránh thai gia tăng: tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai tháng 6/2013 đạt 71,5%. Số người sử dụng biện pháp tránh thai qua kênh tiếp thị xã hội và thị trường tự do ngày càng nhiều hơn.

>> Với nỗ lực không ngừng của các ban ngành đoàn thể, công tác DS – KHHĐG Thừa Thiên – Huế đã đạt nhiều thành tựu khả quan: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,33% (năm 2005) giảm còn 1,11% (tháng 6/2013); tỷ lệ sinh con thứ 3 từ 16,5% (năm 2012), năm 2013 ước đạt 16%; tỷ suất sinh từ 17,3‰ (năm 2005) giảm còn 15,71‰ (tháng 6/2013)…

Phương Chi

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!