T4, 01/09/2021 05:53

Thủy sản Việt Nam số 17 – 2021 (360)

(TSVN) – Xuất bản ngày 1/9/2021.

Thưa quý vị bạn đọc!

Dịch COVID-19 đã đẩy ngành thủy vào những khó khăn chưa từng thấy, bởi liên quan thị trường rộng lớn trong và ngoài nước. Thống kê của VCCI Cần Thơ, trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, chỉ trong 3 tháng (6, 7, 8) đã có gần 90% doanh nghiệp trên địa bàn tạm ngưng hoạt động; doanh thu quý II/2021 giảm chỉ còn từ 40 – 50%;10.000 doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL rời khỏi thị trường. Còn theo VASEP, trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông Nam bộ đóng cửa. Tất cả doanh nghiệp khảo sát đều cho rằng, tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để doanh nghiệp duy trì sản xuất trong thời gian ngắn, không thể kéo dài hơn 1 tháng. 

Trong bối cảnh đó, có điều đáng mừng là nhiều địa phương đã lắng nghe đề xuất của doanh nghiệp, quan tâm tháo gỡ. Điển hình là tại tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau quan tâm tháo gỡ khó khăn tại các nhà máy chế biến thủy sản, hình thành các “vùng xanh”, cho phép công nhân ở nhà, đưa đón đến nhà máy làm việc nên công suất chế biến đang trên đà phục hồi. Trong đó, Cà Mau năng lực chế biến thủy sản đã tăng lên 80% so với khi chưa có dịch bệnh. Đó là các giải pháp trong việc tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, tiêm vaccine, triển khai thêm “y tế tại chỗ”.

Mặc dù thời gian qua gặp nhiều trở ngại từ vấn đề dịch COVID-19, nhưng hoạt động xuất khẩu thủy sản nhất là hải sản của Việt Nam (cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ, giáp xác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ…) vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tới 12,4% so cùng kỳ năm 2020; mà nổi bật nhất là nhóm sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Nhóm ngành này đang rất được ưa chuộng tại thị trường EU nhất là với sản phẩm ngao/nghêu. Lợi thế này đến từ đâu? Trong chuyên đề trên số báo phát hành ngày 1/9/2021, Tạp chí Thủy sản Việt Nam đã có những phân tích chuyên sâu cùng các chia sẻ của nhà quản lý, doanh nghiệp để phát huy hết thế mạnh, đưa sản phẩm ngao/nghêu của Việt Nam lên một tầm cao mới. Như nhận định của người đứng đầu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: “Chúng ta cần phải phát triển để có thể xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu ngao thô; cần áp dụng công nghệ chế biến để tạo ra hàm lượng giá trị cao trong ngành hàng có nhiều tiềm năng như này”.

Ngoài ra, trên số báo này, Tạp chí cũng giới thiệu đến bạn đọc về tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản tại một số vùng trọng điểm, những mô hình nuôi trong nước và thế giới cùng việc cập nhật các tiến bộ về khoa học kỹ thuật thủy sản. Mời quý độc giả đón đọc!

Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau: 

    Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.

    Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:

    Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

    Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.

    Điện thoại: (024) 377 11 756

    Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn

    Trân trọng!

    Ban Biên Tập

     

    error: Content is protected !!